Quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 85 - 86)

- Sự đe dọa của sản phẩm thay thế

e.Quản trị rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất. Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi có khoản vay hoặc đầu tƣ tài chính khá lớn theo lãi suất thả nổi trên thị trƣờng. Các ngân hàng đang hoạt động trong cơ chế thị trƣờng có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau hoặc giữa các tổ chức tín dụng với nhau, dẫn đến việc cạnh tranh về lãi suất để huy động đƣợc vốn, làm cho lãi suất huy động vốn cao hơn lãi suất cho vay. Đó là nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất cho ngân hàng.

Quản lý rủi ro lãi suất, NHTM phải: - Theo nguyên tắc cẩn trọng.

Chẳng hạn tại ACB:

+ Hội đồng ALCO sử dụng nhiều công cụ để giám sát và quản lý rủi ro lãi suất, bao gồm: Biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá (repricing gap), thời lƣợng của tài sản nợ và tài sản có (duration), hệ số nhạy cảm (factor sensivity).

+ Báo cáo về nội dung nói trên do Phòng Quản lý rủi ro của ACB lập định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng cho từng loại tiền tệ và vàng.

+ Ban điều hành ngân quỹ hàng ngày sẽ quyết định duy trì các mức chênh lệch thích hợp để định hƣớng cho các hoạt động của Ngân hàng.

- Sử dụng các công cụ phái sinh nhƣ sử dụng hợp đồng kỳ hạn, tƣơng lai, quyền chọn, hoán đổi… để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Tóm lại, muốn tồn tại và phát triển, các NHTM phải có đủ năng lực quản trị rủi ro. Để làm đƣợc điều này, các NHTM cần thực hiện tốt 5 biện pháp đồng bộ dƣới đây:

Thứ nhất, phải xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc, chính sách quản trị rủi ro đúng đắn. Thực hiện cải tổ toàn diện các yếu tố có ảnh hƣởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro, bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lƣợc và chính sách quản trị rủi ro; tái cơ cấu bộ máy tổ chức; đẩy mạnh áp dụng các công cụ đo lƣờng…

Thứ hai, tái cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo hƣớng bộ phận chuyên

trách quản lý, tách bạch bộ máy quản trị rủi ro độc lập với kinh doanh; thực hiện quản trị rủi ro theo ngành dọc, giảm dần mức độ ủy quyền phân cấp theo hàng ngang.

Thứ ba, thực hiện quy trình, quy chế hóa mọi hoạt động trong ngân hàng, thực

hiện nguyên tắc “hai tay bốn mắt” ở mọi khâu trong ngân hàng.

Thứ tư, nâng cao chất lƣợng các công cụ đo lƣờng rủi ro và tiếp tục áp dụng các

công cụ đo lƣờng rủi ro mới.

Thứ năm, thực hiện minh bạch và công khai hóa thông tin. Chức năng này chính

là cơ sở, động lực để nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro. Việc minh bạch và công khai thông tin không chỉ thực hiện giữa các NHTM với NHNN mà cả trong nội bộ NHTM.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 85 - 86)