Hệ thống thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 70 - 72)

- Sự đe dọa của sản phẩm thay thế

g.Hệ thống thông tin

Trong xu thế hội nhập quốc tế, ngành ngân hàng - tài chính đứng trƣớc cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết. Khi cơ chế nhƣ nhau, lợi ích, lãi suất mà các ngân hàng đem đến cho khách hàng là nhƣ nhau thì công nghệ sẽ trở thành yếu tố then chốt trong cuộc chạy đua giữa các ngân hàng. Tại Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung, hệ thống ngân hàng đang giữ vai trò hết sức quan trọng. Sự tăng trƣởng của hệ thống này tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự tăng trƣởng của toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt, lĩnh vực kinh doanh NH phụ thuộc rất nhiều vào các dịch vụ ngân hàng.

Ngân hàng cần có sự bảo vệ hệ thống thông tin nghiêm ngặt về mọi mặt, không chỉ là để bảo đảm quyền lợi khách hàng, mà cơ sở dữ liệu thông tin khổng lồ cũng là tài sản vô giá mà các ngân hàng cần bảo mật, giữ gìn.

Hiện nay, các NHTM Việt Nam hầu hết đã xây dựng đƣợc hệ thống gọi là ngân hàng lõi (Core banking) và đều dùng những phần mềm của các hãng khá nổi tiếng trên thế giới. Đồng thời, tất cả ngân hàng đều rất quan tâm đến vấn đề quản trị dữ liệu, làm sao giữ cho dữ liệu đó đƣợc an toàn và bảo mật tốt nhất.

Với sự tích cực áp dụng Core banking của các ngân hàng, khách hàng có thể yên tâm về tiền, tài khoản, thông tin của mình, yên tâm sử dụng những dịch vụ trực tuyến của NHTM. Tuy nhiên, việc ứng dụng giải pháp ngân hàng lõi tại các ngân hàng Việt

Nam hiện nay gặp nhiều khó khăn và quản lý không đồng đều, bởi lẽ hệ thống này phải

thỏa mãn yêu cầu quản lý của NHNN, trong khi thói quen sử dụng tiền mặt của ngƣời dân vẫn phổ biến, hệ thống hạ tầng chƣa tốt và các NH phải cải tổ toàn bộ hoạt động.

Hiện nay, các NHTM rất quan tâm đầu tƣ đổi mới công nghệ để nâng cao chất

lƣợng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nhƣng vẫn còn nhiều bất cập: Quy mô vốn nhỏ; chi phí đầu tƣ hiện đại hóa công nghệ cao; khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của nhân viên còn hạn chế dẫn đến lãng phí, khai thác không hết tính năng của công nghệ mới. Điển hình là hệ thống giao dịch tự động ATM, từ lúc Ngân hàng Thế giới (WB) bắt đầu tài trợ đến nay, số lƣợng máy ATM và POS đƣợc trang bị không ngừng tăng lên qua các năm, đã tạo điều kiện giảm tải giao dịch tại các NH, nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng cá nhân và phát triển dịch vụ NHBL (hình 2.8a và 2.8b).

Đvt: Máy 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 KHÁC AGRIBANK VCB DONGABANK BIDV VIETINBANK TECHCOMBANK SACOMBANK ACB EXIMBANK 0 2 , 0 0 0 4 , 0 0 0 6 , 0 0 0 8 , 0 0 0 1 0 , 0 0 0 1 2 , 0 0 0 1 4 , 0 0 0 1 6 , 0 0 0 KHÁC VC B VIE T INB ANK B IDV AGR IB ANK AC B E XIM B ANK T E C HC OM B ANK SAC OM B ANK DONGAB ANK

(Nguồn: Tổng hợp từ NHNN và Báo cáo thường niên của các NHTM năm 2010)

Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thực hiện vẫn chƣa hết bất cập, chƣa có sự kết nối trong toàn hệ thống ngân hàng để giảm chi phí đầu tƣ và đảm bảo hiệu quả giao dịch cho khách hàng. Việc NHNN công bố chính thức kết nối hai liên minh thẻ lớn ở VN là Smartlink và Banknetvn, mở đƣờng cho việc hình thành một mạng thanh toán điện tử thống nhất trên toàn quốc nhƣng cũng chỉ mới dừng ở kết nối công nghệ nên việc cung ứng dịch vụ ngân hàng vẫn chƣa đạt hiệu quả cao.

Việc triển khai hệ thống ngân hàng lõi (Core banking) tại các NHTM VN đƣợc xem là điểm nhấn cho đầu tƣ công nghệ, nhƣng vẫn chƣa đồng bộ trong toàn hệ thống. Hiện có 46 NHTM trong tổng số gần 100 NHTM và các định chế NH trong nƣớc triển khai Core banking, nhƣng có quá nhiều phần mềm đƣợc sử dụng nhƣ: Siba; Bank 2000; SmartBank; Symbol System; Teminos; Iflex; Sylverlake; TCBS; quy mô đầu tƣ lại khác nhau giữa các ngân hàng nên sự liên kết với nhau còn hạn chế. Tuy vậy, điều này cũng chứng tỏ nhiều NHTM rất quan tâm đầu tƣ vào công nghệ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 70 - 72)