Nâng cao năng lực của NHNN về thanh tra, giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 96 - 98)

NHNN cần thực hiện thƣờng xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dƣới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng, lành mạnh hóa các NHTM, đƣa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp. NHNN phải có các quy chế về kiểm tra, kiểm soát hợp lý, trong đó nhất thiết phải đảm bảo khả năng kiểm soát từ xa trong toàn hệ thống bằng những phƣơng tiện thông tin tốt nhất. Coi trọng công tác tổ chức phòng ngừa hơn là kiểm tra sự vụ. Phân cấp giải quyết các kiến nghị của các đoàn thanh tra một cách kịp thời.

3.3.2 Kiến nghị với Chính quyền, các cấp bộ, ngành

NHNN Việt Nam cần nhanh chóng phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phƣơng pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và tiến tới các chuẩn mực quốc tế.

3.3.3 Kiến nghị với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam

Hiệp hội ngân hàng(HHNH) phát huy vai trò định hướng và là cầu nối trong hợp tác giữa các NHTM tại Việt Nam

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam là tổ chức nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức tín dụng Việt Nam; hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt. Do vậy, HHNH cần tích cực phát huy vai trò định hƣớng của mình, tập hợp, động viên các hội viên hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; đồng thời, làm cầu nối hữu hiệu giữa các ngân hàng hội viên với các cơ quan Nhà nƣớc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3:

Trong chƣơng 3, nhằm phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu, tận dụng cơ hội và tránh xa nguy cơ, luận văn đề xuất các NHTM cần thực hiện đồng bộ hai nhóm giải pháp để phát triển dịch vụ NH, đó là: (1) Nhóm giải pháp phát triển năng lực NH, bao gốm nâng cao năng lực tài chính và ngăn ngừa, quản lý tốt rủi ro trong hoạt động NH, cũng nhƣ tích cực phòng chống rửa tiền qua NH; và (2) Nhóm giải pháp phát triển hƣớng cung ứng dịch vụ NH, bao gồm hoàn thiện và đa dạng hóa các sản phẩm; phát triển mạng lƣới kênh phân phối; nâng cao chất lƣợng dịch vụ ngân hàng; đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng; phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tƣ công nghệ hiện đại và chủ động, tích cực tạo mối liên kết, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.

Có nhƣ thế, các NHTM Việt Nam mới thực sự phát triển đƣợc mảng dịch vụ NH của mình thành công và mới không bị thua ngay trên sân nhà trƣớc các NHNNg.

KẾT LUẬN



Với hy vọng những dịch vụ công nghệ cao của ngân hàng đến tay ngƣời dân Việt Nam, mang lại hiệu quả sử dụng tối đa cho khách hàng và hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho NHTM, luận văn đã xây dựng đƣợc các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng cho các NHTM trong điều kiện phát triển của nền kinh tế đất nƣớc.

Ngày nay, phát triển chiến lƣợc dịch vụ ngân hàng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các NHTM. Muốn tăng hiệu quả từ dịch vụ này cần phải có sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng từ nhiều phía:

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)