Đối với ngân hàng phát hành:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NH ACB (Trang 25 - 28)

+ Rủi ro phát sinh từ phía người mở L/C : khi thực hiện mở L/C thì ngư ời mở phải ký quỹcho ngân hàng và đóng phí dịch vụ. Ở đây, ngân hàng phát hành đóng vai trò là người bảo lãnh, người cam kết thanh toán cho người thụ hưởng. Do vậy, trong trường hợp người mở L/C chỉ ký quỹ một phần trị giá L/C, phần còn lại được đảm bảo bằng tài sản hoặc là tín chấp. Khả năng thanh toán và thiện chí thanh toán của người mở L/C là rất quan trọng. Nếu đến hạn thanh toán mà người mở L/C không thanh toán, ngân hàng phát hành tiến hành cho vay bắt buộc đối với người mở, dùng phần vốn của mình trả cho phía nước ngoài, đồng thời thu hồi lại phần vốn này từ tài sản đảm bảo, hàng hóa nhập khẩu...làm tốn nhiều thời gian và chi phí của ngân hàng và có thể không thu hồi được hoặc thu hồi không đủ. Ngân hàng cần xem xét

xem liệu ngân hàng có thu được một phần hay toàn bộ số tiền đã thanh toán từ việc bán hàng hay không nếu nhà nhập khẩu bị phá sản.

+ Rủi ro từ người thụ hưởng L/C : thanh toán bằng tín dụng chứng từ chỉ dựa trên chứng từ, do đó, ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với điều khoản, điều kiện của L/C. Trong trường hợp người thụ hưởng không giao hàng mà lại làm bộ chứng từ giả, hoặc cùng với người mở thực hiện hành vi lừa đảo thì ngân hàng phát hành phải gánh chịu rủi ro vừa phải thanh toán vừa không thu hồi được tiền.

+. Rủi ro từ ngân hàng chiết khấu hoặc từ ngân hàng xuất trình : sau khi hoàn thành nghĩa vụgiao hàng, người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng phục vụ mình xin chiết khấu hoặc nhờ đòi tiền (bằng thư hoặc bằng điện tùy theo L/C quy định). Trong trường hợp điện đòi tiền theo L/C đã được ngân hàng phát hành thanh toán, bộ chứng từ không phù hợp, ngân hàng phát hành có thể gặp rủi ro do không thểtruy đòi từ ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.

+ Rủi ro từ ngân hàng hoàn trả: để thuận tiện cho người thụhưởng trong việc nhận được thanh toán, L/C cho phép người xuất trình chứng từ sẽđược đòi tiền từ một ngân hàng được chỉ định hoàn trả. Nhưng nếu ngân hàng hoàn trả không thực hiện thì ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán và gánh chịu các chi phí phát sinh.

+ Rủi ro phát sinh từ biến động của thị trường hàng hóa nhập khẩu : hàng hóa nhập khẩu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của người mở L/C và việc thu hồi vốn của ngân hàng phát hành. Nếu mặt hàng có giá cả biến động nhiều theo thị trường, thịtrường tiêu thụ ít, ngân hàng phát hành khó thu hồi lại vốn đã thực hiện thanh toán thay cho người mở trong trường hợp người mở mất khảnăng thanh toán.

+. Rủi ro tín dụng : khi nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán, ngân hàng cho vay bắt buộc đối với nhà nhập khẩu và thanh toán cho phía nước

ngoài bằng vốn của mình hoặc ngân hàng sẽ cho khách hàng vay phần tiền ký quỹ còn lại để nhà nhập khẩu thanh toán cho phía nước ngoài. Trường hợp ngân hàng phát hành không thu lại được vốn hoặc thu không đủ sẽảnh hưởng đến danh mục vốn vay của ngân hàng và khảnăng chuyển nợ xấu.

+. Rủi ro tỷ giá hối đoái : Là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay và kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động bất lợi cho ngân hàng. Nó xuất hiện do biến động tỷ giá hoặc do đánh giá các yếu tố kinh tế tác động đến tỷ giá không chính xác dẫn đến thiệt hại tài sản của ngân hàng.

+ Rủi ro về ngoại hối : hoạt động ngoại hối của ngân hàng chủ yếu phục vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng doanh nghiệp. Quản lý ngoại hối tập trung vào quản lý trạng thái ngoại hối ròng và tuân thủ theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Chính sách quản lý ngoại hối, những quy định chuyển tiền ra nước ngoài của nước nhập khẩu nếu bị thay đổi thì gây rủi ro cho ngân hàng và người xuất khẩu (ví dụ : hạn chế chuyển ngoại tệ ra nước ngoài) hoặc quốc gia có dự trữ ngoại hối thấp làm người nhập khẩu không mua được ngoại tệ để thanh toán, ngân hàng chiết khấu không nhận được tiền làm ngân hàng phát hành mất uy tín.

+ Rủi ro vận hành: phát sinh do cách thức điều hành, quản lý của ngân hàng như tham ô, năng lực quản lý kém,…Những tổn thất phát sinh do cơ chế vận hành của ngân hàng không thích hợp, không tuân thủ đúng các quy trình, quy định nội bộ, nhầm lẫn của con người, các hành động ngoại vi như lừa đảo, tin tặc, rủi ro quy trình do không hiệu quả, bất kỳ giai đoạn nào trong quy trình tại đó ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ tài chính, uy tín..

+. Rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ:

Khi phát hành L/C : là khâu đầu tiên và quan trọng trong phương thức thanh toán bằng L/C. Vì khâu này quy đ ịnh các điều kiện, điều khoản mở L/C căn cứ trên hợp đồng mua bán và các chứng từ cần có khi thanh toán. Đồng thời cũng là khâu gây rủi ro cho ngân hàng phát hành nếu không thực hiện nghiệp vụ chính xác và cẩn trọng.

Khi phát hành bảo lãnh nhận hàng chưa có vận đơn gốc : cũng gây rủi ro cho ngân hàng phát hành. Vì khi phát hành bảo lãnh nhận hàng thì ngân hàng cũng cam kết thanh toán cho phía nước ngoài và cho hãng vận tải nếu có tổn thất xảy ra khi người mở nhận hàng mà không xuất trình vận đơn gốc. Một bảo lãnh nhận hàng chỉ có tính tạm thời không thể thay thế chứng từ sở hữu hàng hóa, sau khi có bộ vận đơn từngười thụhưởng, ngân hàng phải ký hậu vận đơn và giao cho người mở để ra hãng tàu đ ổi lấy bảo lãnh ban đ ầu thì trách nhiệm của ngân hàng với hãng tàu mới kết thúc. Như vậy, rủi ro nếu người thụhưởng có hành vi lừa đảo, không phải là chủ sở hữu lô hàng và lô hàng đã nhận không thuộc thư tín dụng đã mở mà nó thuộc về chủ sở hữu khác, trong trường hợp ngân hàng phát hành đã thanh toán cho ngư ời thụ hưởng mà vẫn phải bồi thường cho hãng vận tải.

Khi kiểm tra bộ chứng từ

+ Rủi ro do giao L/C không đúng người thụ hưởng : nếu ngân hàng thông : là khâu có ý nghĩa quan tr ọng nhất quyết định đến việc ngân hàng phát hành từ chối hay chấp nhận thanh toán bộ chứng từ. Việc kiểm tra bộ chứng từ được điều chỉnh theo tập quán thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 600 và ISBP, nhưng cả hai không quy định hết tất cả các tình huống xảy ra, dẫn đến là mỗi ngân hàng có các quan điểm khác nhau. Do đó, khâu này dễ gây ra tranh cãi giữa các ngân hàng và gây rủi ro cho ngân hàng phát hành do ngân hàng xuất trình bác bỏ những điểm không phù hợp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NH ACB (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)