Đánh giá hạn chế và nguyên nhâ n:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NH ACB (Trang 57 - 61)

- Quy trình thực hiệ n:

2.2.3.Đánh giá hạn chế và nguyên nhâ n:

B ảng 2.14 Doanh số TTQT hàng nhập tại AC 2008-

2.2.3.Đánh giá hạn chế và nguyên nhâ n:

2.2.3.1.Đánh giá- hạn chế :

Tình hình hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ của ACB qua các năm 2008- 2010 biến động như trên là do bịảnh hưởng từ những mặt sau :

- Từ tình hình thịtrường :

Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp năm 2009 chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế, làm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và giá cả quốc tế giảm mạnh.

- Về nhập khẩu : năm 2009, với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập những mặt hàng tiêu dùng không cần thiết hoặc trong nước đã sản xuất được, khối lượng nhập khẩu năm 2009 cũng gi ảm nhiều so với năm 2008, nhưng do giá một số mặt hàng vẫn còn cao nên tổng kim ngạch nhập khẩu vẫn giảm chậm dẫn đến nhập siêu còn cao hơn (trong năm 2009 t ổng kim ngạch khoảng 68.8 tỷ USD, giảm 14.8% so với năm 2008). Nhập khẩu hàng giảm chủ yếu do sản xuất trong nước giảm và giá hàng hóa cũng gi ảm so với năm 2008. Đến năm 2010, do chính sách tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập những mặt hàng xa xỉ hoặc những mặt hàng trong nước có sản xuất, nhập siêu được kiểm soát 17%, tình hình này kéo theo nhu cầu mở L/C của doanh nghiệp cũng giảm làm doanh số L/C hàng nhập tại ACB cũng bịảnh hưởng theo.

- Về xuất khẩu

-

đến năm 2010, là năm phục hồi nền kinh tế thế giới nhưng do ảnh hưởng nhiều của các rào cản phi thuế trên cả 3 mặt : đơn đặt hàng ít, giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như dầu thô, lúa gạo, than đá, cà phê, thủy sản..cũng bị sụt giảm. Chính vì những điều này làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu hạn chế việc kinh doanh, ít có hợp đồng ngoại thương do đó việc thanh toán quốc tếđặc biệt là phương thức thanh toán bằng L/C cũng bị hạn chế.

Gần những tháng cuối năm 2010 các doanh nghiệp xuất khẩu nhiều hơn và nhu cầu thực hiện thanh toán quốc tế bằng cách nhờ ngân hàng thu tiền hàng với nhiều phương thức khác nhau nhưng chủ yếu là thanh toán bằng T/T vì nhanh chóng, chi phí thấp và thu hồi vốn nhanh nên tổng doanh thu thanh toán L/C hàng xuất tại ACB dù có cải thiện hơn nhưng vẫn còn giảm.

+Thứ hai : vấn đề về tỷ giá USD/VND

Về nhập khẩu : năm 2009, tỷgiá tăng trong 4 tháng đầu, sau khi NHNN tăng biên độ +/- 5% khiến cho tỷ giá ngoại tệliên ngân hàng tăng đột biến và trên thị trường tự do và tỷgiá tăng cũng do găm giữ ngoại tệ của người dân, có hiện tượng doanh

nghiệp vay USD tuy chưa đến kỳ trả nợ đã mua sẵn USD để giữ vì sợ tăng giá, làm tăng cầu ngoại tệ. Điều này ảnh hưởng đến thanh toán L/C hàng nhập do chi phí vay và chi phí mua ngoại tệ để thanh toán L/C cao. Năm 2010, NHNN đã có gi ải pháp với nhiều động thái để giảm sức ép tăng tỷgiá như tăng tỷ giá liên ngân hàng đồng thời với việc giảm biên độ từ +/-5% còn +/-3%, yêu cầu các tập đoàn tổng công ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho ngân hàng, bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại có trạng thái dưới 5%, hạ 3% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi USD…làm tỷ giá USD giảm đáng kể. Nhưng do tình hình kinh t ế mới phục hồi, các doanh nghiệp nhập hàng chỉ muốn thanh toán bằng T/T để giảm sức ép về chi phí, do đó, doanh số nhập khẩu vẫn tiếp tục giảm so với năm 2008 -2009.

- Về xuất khẩu

+ Thứ nhất : mất cân đối giữa thanh toán hàng xuất khẩu và nhập khẩu bằng L/C : ngày 15/12/2009 NHNN ban hành thông tư 25/2009/TT-NHNN mở rộng đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệđặc biệt là xuất khẩu. Tác động này chứng tỏlà tăng trưởng tín dụng bằng USD bắt đầu tăng 14.7% trong quý 1/2010 . Nhưng do tình hình kinh tế mới phục hồi, các doanh nghiệp chỉ muốn mau chóng thu tiền hàng chỉ chuẩn bị sản xuất tiếp nên đa số các doanh nghiệp chủ yếu lựa chọn phương thức thanh toán bằng T/T thay vì L/C. Từ đó, doanh số L/C năm 2010 có giảm so với năm 2009 nhưng không đáng kể.

+ Thứ ba : Việc thắt chặt tín dụng ngân hàng cũng là nguyên nhân d ẫn đến sự sụt giảm xuất nhập khẩu, làm việc mở L/C cho nhà nhập khẩu bị ngưng lại. Theo tiến sỹ Lê Hồng Giang – Quản lý danh mục đầu tư ngoại hối (Hedge Fund – Australia) cho rằng : “nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc hoạt động xuất nhập khẩu thì ý nghĩa L/C rất quan trọng”. Từ khi khủng hoảng, thế giới đã bắt đầu có dấu hiệu hàng hóa bị tồn đọng ở các hải cảng ở Mỹ và một sốnước khác chỉ vì không mởđược L/C và tình hình này cũng ảnh hưởng đến Việt Nam.

Tháng 4/6/2010, các NHTM kiểm soát chặt, hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, vay VND mua ngoại tệđể thanh toán nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu trong nước đã sản xuất. Do đó, ACB bị giảm doanh số L/C nhập khẩu rất nhiều.

: hàng xuất chiếm doanh sốcao hơn hàng nhập. Tuy điều này thu hút nguồn ngoại tệđáp ứng nhu cầu thanh toán hàng nhập nhưng doanh số phí không cao vì phí tính cho hàng nhập cao hơn so với hàng xuất khi thực hiện phương thức thanh toán L/C. Mặt khác, với các ngân hàng khác, thì ACB còn phải cạnh tranh phí thực hiện TTQT. (Xem Ph lc 4 : So sánh phí TTQT bng L/C ca các ngân hàng)

+ Thứ hai : Thời gian xử lý giao dịch còn chậm : mức độ xử lý các giao dịch chưa cao, phụ thuộc nhiều vào quy trình, thao tác con người. Thời gian thực hiện giao dịch L/C nhập có thểlên đến 1-3 ngày, L/C xuất 1-4 ngày.

+ Thứ ba : Các sản phẩm dịch vụTTQT chưa phong phú, đa số thanh toán cho các L/C : trả ngay, trả chậm, không hủy ngang xác nhận / không xác nhận, hoàn trả/ không hoàn trả, L/C chuyển nhượng, L/C giáp lưng. Thêm vào đó, sản phẩm hỗ trợ cũng chưa được đa dạng hóa.

2.2.3.3.Nguyên nhân :

 Mô hình tổ chức quản lý và quy trình nghiệp vụ còn nhiều bất cập : sự kết hợp các bộ phận, phòng ban chức năng còn l ỏng lẻo, chồng chéo, chưa tạo dịch vụ khép kín trong thanh toán tín dụng chứng từ, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ.

 Công nghệ tuy được đầu tư, hệ thống dữ liệu được tập trung hóa nhưng còn nhiều hạn chế, hệ thống máy chủ của trung tâm TTQT và chi nhánh có dấu hiệu xuống cấp, không đáp ứng nhanh nhu cầu của công việc

 Trình độ nhân viên chưa đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường, nhất là khả năng cạnh tranh của ngân hàng nước ngoài. Các nhân viên được đào tạo nhưng tràn lan không thống nhất từng nghiệp vụ, chưa chuyên sâu, chưa đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, ngoại ngữ, luật pháp quốc tế, nghiệp vụ xử lý còn lung túng, khảnăng tư vấn cho khách hàng còn hạn chế các sản phẩm.

 Hệ thống ngân hàng đại lý tuy phát triển nhưng chưa mạnh, mạng lưới ngân hàng phát triển nhanh nhưng chưa được mở rông khắp thế giới nên phải thông qua ngân hàng trung gian, tăng chi phí và mất thời gian.

 Chưa có chính sách khách hàng hợp lý, hoạt động marketing chưa cao

 Hoạt động kinh doanh ngoại tệchưa đáp ứng nhu cầu thanh toán

 Công tác kiểm tra kiểm toán chưa nghiêm túc nên chưa phát hiện sai sót để sửa chữa khắc phục.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 giới thiệu về tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Á Châu về lịch sử hình thành,vốn điều lệ, mạng lưới chi nhánh, ngành nghề kinh doanh, các thành tích đạt được, cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động kinh doanh trên các lĩnh v ực : huy động, cho vay, kinh doanh ngoại tệ, thực trạng thanh toán quốc tế bằng tín dụng thư tại ngân hàng. Qua đó có thể thấy được phương thức thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ được vận hành như thế nào. Chương 2 cũng đưa ra các thống kê về doanh số, phí, số lượng hồ sơ khi thanh toán bắng tín dụng chứng từ. Đồng thời đánh giá về tình hình hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ về các nhân tố ảnh hưởng , những hạn chếđến sự biến hoạt động thanh toán bằng tín dụng thư cũng như nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó.

Vấn đề là làm thếnào để có thể tiếp tục nâng cao hiệu quả thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Á Châu, do đó, chương 3 sẽ giới thiệu các biện pháp mà ngân hàng TMCP Á Châu có thể áp dụng để hạn chế và phòng ngừa tối đa rủi ro có thể xảy ra và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng.

CHƯƠNG 3-NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NH ACB (Trang 57 - 61)