Đào tạo nguồn nhân lự c:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NH ACB (Trang 80 - 87)

- Quy trình thực hiệ n:

B ảng 2.14 Doanh số TTQT hàng nhập tại AC 2008-

3.4. Đào tạo nguồn nhân lự c:

Tính đến 31/12/2010 sốnhân viên ACB lên đến 6.669 nhân viên, trong đó nhân viên đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại Trung tâm đào tạo ACB. Năm 1998-1999, ACB được công ty tài chính quốc tế tài trợ chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên vềđào tạo nghiệp vụ cho nhân viên do ngân hàng East Bank Trust Co của Phillipine tổ chức. Với chính sách chất lượng là “Đào tạo và tái đào tạo nhân viên” và chính sách đào tạo “ tạo điều kiện giúp cá nhân phát triển nghề nghiệp đồng thời xây dựng lực lượng nghiệp vụ chuyên môn cho ACB, chương trình đào t ạo giúp nhân viên có khả năng chuyên môn cao, quy trình nghiệp vụ thống nhất toàn hệ thống, chương trình học tập đều xuất phát từ nhu cầu cụ thể, khuyến khích nhân viên chủđộng trong học tập và phát triển nghề nghiệp”, ACB đã từng bước phát triển nguồn nhân lực cho toàn hệ thống nói chung và nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói riêng.

- ACB cần xây dựng hiệu quả hệ thống quản trị nguồn nhân lực chất lượng cao, cụ thểnhư :

+ Đối với công tác tuyển dụng và lựa chọn : phải phù hợp với chính sách chất lượng và mục tiêu của ACB, nên cần lập kế hoạch rõ ràng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đào tạo để giảm chi phí và thời gian tuyển dụng.

+ Đối với phân công công việc và đánh giá kết quả : ACB cần định lượng và định tính các bảng mô tả chức danh và tiêu chuẩn chức danh trên cơ sở đánh giá công khai, minh bạch, chính xác, dân chủ.

+ Đối với đào tạo và phát triển: thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, học tập kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao trình độ hiểu biết về ngoại thương, bảo hiểm, vận tải. Đồng thời trang bị cho nhân viên kiến thức pháp luật, mời chuyên gia giỏi về đào tạo nghiệp vụ, nâng cao trình đ ộ ngoại ngữ của NV TTQT. ACB cần đa dạng hóa phương thức đào tạo nhằm tạo điều kiện cho nhân viên phát triển như : học trên lớp, học trong công việc, tự học trên web.

số đối tượng nhân viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. ACB phải coi đào tạo và tựđào tạo nhân viên tân tuyển là quy chế bắt buộc để triển khai hoạt động thanh toán quốc tế hiệu quả. ACB nên từng bước xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp ứng với mỗi chức danh, vị trí công tác của nhân viên. ACB cần tăng cường công tác tư tưởng, rèn luyện đạo đức ngân hàng cho nhân viên. ACB từng bước xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên môn, có năng lực thay thếnhân viên kém năng lực, phát huy tính sáng tạo của nhân viên. ACB phải có chính sách và định hướng đào tạo nhân sự kế thừa cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng L/C.

- ACB cần có chế độ khen thưởng hợp lý : hiện tại ACB trả lương theo năng lực trên cơ sở kết quảdđánh giá hàng quý. Theo đó, kết quả chấm điểm công việc cộng với đánh giá định tính của lãnh đạo là cơ sở chính để xác định mức thu nhập, khen thưởng của nhân viên.

Theo kinh nghiệm của một số ngân hàng nước ngoài, yếu tố công nghệ có thể giúp giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng nhưng để có được nền tảng công nghệ hiện đại, đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư lớn. Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và đang dần phục hồi. Để thích ứng với điều kiện mới này, ngành ngân hàng Việt Nam cũng đã xây dựng các chiến lược đểđáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển và tồn tại của các ngân hàng hiện nay. Trong chiến lược Phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2020, tin học hóa hệ thống quản trị, nâng cấp và phát triển công nghệ, mở rộng dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhất là dịch vụ thanh toán, bảo mật dữ liệu, tăng hiệu quả quy trình quản trị ngân hàng được đánh giá rất cao. Nắm bắt tình hình trên, ACB cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động bằng việc phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện đại trong các sản phẩm dịch vụ để phục vụ khách hàng.

quốc tế nhanh chóng, chuẩn bịcác điều kiện tham gia vào thị trường quốc tế. ACB cần giải quyết vấn đề luân chuyển chứng từ từ TT.TTQT và các chi nhánh, tựđộng hóa các giao dịch trong nước, chuẩn hóa nghiệp vụ.

• ACB cần cải tiến đầu tư kỹ thuật, công nghệ phục vụ thanh toán quốc tế, đầu tư vào trang thiết bịmáy tính để xử lý chứng từ tựđộng nhưng nâng cao tính an toàn trong thanh toán. Đồng thời cải tiến chương trình hạch toán kế toán ngân hàng.

• Do nguyên lý của phát minh khoa học và quy trình công nghệ, các phần mềm không thể tránh khỏi sự phá hoại của các hacker, do đó, ACB cần hoạt động giám sát với cơ chế và phương thức linh hoạt. ACB phải đầu tư đồng bộ và xây dựng hạ tầng công nghệ hoàn chỉnh bằng việc đào tạo đội ngữ nhân viên công nghệ thông tin để có thể nắm bắt được tình hình và xu thế phát triển công nghệ, thành thạo trong vận hành, thiết kế điều chỉnh quy trình công nghệ, nhằm tận dụng các thành tựu công nghệ để giảm chi phí ngân hàng.

• ACB coi trọng hoạt động giám sát và theo dõi nhân viên, thực hiện cơ chế kiểm tra chéo và giám sát lẫn nhau nhằm đảm bảo an toàn cho thông tin hoạt động ngân hàng.

• Một vấn đề nữa cần được quan tâm là an toàn bảo mật thông tin. Bảo mật không chỉ là đảm bảo hệ thống vận hành an toàn thông suốt mà còn phải rà soát, quản trị hiệu quả mọi rủi ro trong các hoạt động ngân hàng. ACB cần xây dựng hành lang pháp lý đ ối với các hoạt động ngân hàng như các quy chế, chính sách, các tiêu chuẩn về an toàn bảo mật thông tin. Chẳng hạn như về thông báo L/C xuất, ACB phải xác thực chữ ký hữu quyền của ngân hàng chuyển L/C đến ACB đối với L/C gốc nhận bằng thư hay mã hóa và xác thực L/C thông qua hệ thống Testkey đối với L/C gốc nhận bằng mạng Swift. Do đó, ACB cần bảo mật danh sách chữ ký hữu quyền của ngân hàng chuyển đến hay thông tin dữ liệu được cập nhật và mã hóa trên hệ thống. Nếu làm được như vậy, ACB có thể tránh rủi ro L/C giả mạo.

:

 Chính phủ cần tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định để nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Vì thanh toán quốc tế liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nên doanh nghiệp xuất nhập khẩu phát triển mạnh là nhân tố giúp ACB phát triển bền vững và nâng cao dịch vụ Thanh toán quốc tế tại ACB. Để nền kinh tế bền vững thì trư ớc hết nền chính trị phải bền vững, đảm bảo an ninh về lương thực, năng lượng, cơ cấu ngành ngân hàng phù hợp với đặc điểm của Việt Nam. Tận dụng nhưng không quá lệ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, bình ổn giá cả nói chung, nâng cao dự trữ ngoại hối. Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ như xây dựng thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam, quảng bá hàng hóa Việt Nam qua quan hệ hợp tác quốc tế…

 Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý thống nhất để điều chỉnh hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay các văn bản điều chỉnh hoạt động ngoại hối vẫn chưa thống nhất. Do đó, nhà nước cần đưa ra các văn bản thống nhất, rõ ràng và chi tiết hóa để điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế đặc biệt là thanh toán bằng L/C.

 Điều chỉnh chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng phù hợp + Điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thịtrường

+ Theo dõi, phân tích, đánh giá và d ự báo sát hơn diễn biến kinh tế tiền tệ trong nước và thế giới để đưa ra các giải pháp phù hợp trong điều hành chính sách tiền tệ, nhằm đạt được các mục tiêu tiền tệ tín dụng.

 Nâng cao công tác kiểm toán, kế toán ở các doanh nghiệp giúp ngân hàng có được thông tin minh bạch về tình hình tài chính của doanh nghiệp nghiên cứu, soạn thảo, áp dụng hệ thống văn bản pháp quy phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc điểm của Việt Nam làm cơ sở điều chỉnh và tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tếđặc biệt là L/C, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tếđối ngoại ; tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tếđa phương, đa dạng, mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, xâm nhập thị

trường tiềm năng Asean, Trung quốc, Nhật, ..

(NHNN)

• Nâng cao vai trò quản lý của ngân hàng nhà nước và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. NHNN cần thực hiện được những chức năng chủ yếu của một ngân hàng trung ương : phát hành tiền, ngân hàng của ngân hàng, người cho vay cuối cùng, điều tiết thị trường tiền tệ và trung tâm thanh toán, quản lý nhà nư ớc đối với lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng với mục tiêu ổn định đồng tiền, kiểm soát lạm phát, an toàn hệ thống ngân hàng.

• Triển khai chương trình hành đ ộng cụ thể như đề án phát triển ngân hàng đến năm 2010 và định hướng 2020, gồm các nội dung :

+ Hình thành đ ồng bộ khung pháp lý minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và đảm bảo an toàn hệ thống.

+ Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình và bước đi phù hợp với năng lực của các ngân hàng.

+ Cải cách căn bản, triệt để nhằm phát triển hệ thống tổ chức tín dụng Việt nam theo hướng hiện đại, đa năng, đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức tín dụng, áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khảnăng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

+ Tăng cường năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng theo hướng tăng vốn tự có và nâng cao chất lượng tài sản và khảnăng sinh lợi.

• Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý thống nhất để điều chỉnh hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từnói riêng nhưng phù hợp với hoàn cảnh thực hiện của Việt Nam. NHNN cần tham chiếu đầy đủ, toàn diện nội dung của UCP để thiết kế các điều khoản áp dụng trong nước. Đồng thời cần có các quy định pháp lý cụ thểđể giải quyết mối quan hệ xung đột giữa thông lệ quốc tế và luật pháp trong nước

• Hỗ trợ thông tin cho các ngân hàng để ngân hàng phòng ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng. Trung tâm phòng ngừa rủi ro CIC cần

nâng cao hiệu quả hoạt động và đẩy mạnh việc cung cấp thông tin cho các ngân hàng thương mại : các rủi ro xảy ra, phòng ngừa và dự báo rủi ro, dự báo những biến động về tỷ giá…nhằm giúp cho các ngân hàng thương mại có đủ thông tin để phòng ngừa, hạn chế rủi ro về hoạt động thanh toán quốc tếđặc biệt là tín dụng chứng từ.

• Vềnâng cao năng lực quản lý rủi ro ngân hàng :

+ Phối hợp với cán bộ ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mưc kế toán quốc tế, xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kế toán nội bộ trong các NHTM và tiến tới theo chuẩn mực quốc tế. + Tăng cường chỉ đạo và hỗ trợ công tác quản trị rủi ro của các NHTM thông qua phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các ngân hàng trong và ngoài nước, ban hành văn bản thống nhất về quản lý rủi ro, hỗ trợ NHTM trong việc đào tạo và tập huấn cán bộ.

• Hợp tác với các tổ chức, ngân hàng nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm hỗ trợ cho các ngân hàng, kết hợp với các tổ chức và ngân hàng nước ngoài tổ chức các buổi hội thảo về thanh toán quố tế : những rủi ro, tranh chấp và hướng giải quyết...

-Thực hiện Nghị quyết 11/NQ – CP ngày 24/2/2011 của Chính Phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN Việt Nam và tổ chức tín dụng thực hiện nhiệm vụ và giải pháp sau :

- Năm 2011, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20% và tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý.

- Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến của thị trường ngoại tệ, mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu chính đáng, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định phát triển kinh

doanh và tăng dự trữ ngoại hối.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận ở Chương 1 và thực trạng thanh toán quốc tế bằng L/C tại ACB ở Chương 2, Chương 3 đã nêu ra m ột số giải pháp cho ACB nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán và nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ. Bên cạnh đó, Chương 3 còn đưa ra nh ững giải pháp hỗ trợ của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước. Từ việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro đến công tác tổ chức, kiểm tra kiểm soát, vận hành, các chính sách tiếp thị khách hàng, chính sách tín dụng, kinh doanh tiền tệ,..đến các giải pháp đề xuất cho Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng tín dụng chứng từ nói riêng tại ngân hàng TMCP Á Châu.

KẾT LUẬN

Trong các phương thức thanh toán, phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Bởi vì phương thức thanh toán tín dụng chứng từcó tính ưu việt hơn hẳn các phương thức thanh toán khác.

Tuy nhiên trong phương thức thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng tín dụng chứng từ nói riêng luôn tiềm ẩn rủi ro đòi hỏi các ngân hàng luôn có những giải pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả nhất.

Trong luận văn này là quá trình nghiên c ứu của tác giả, từ tổng quan thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từởchương 1, đến thực trạng thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng, cụ thểlà ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. ở chương 2 và cuối cùng là các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế nêu ởchương 3, để áp dụng thực tế hằng ngày tại ngân hàng. Vấn đề quan trọng là ngân hàng áp dụng các giải pháp như thế nào nhằm mang lại hiệu quả nhất để vừa hạn chế tối đa rủi ro vừa thu hút và duy trì khách hàng. Vì vậy, việc vận dụng các giải pháp tại ngân hàng cần có tính nghệ thuật, tùy từng hoàn cảnh, điều kiện, trường hợp cụ thể mà có thể áp dụng để giải quyết thỏa đáng trong giao dịch thanh toán quốc tế..

Tác giảmong được sựđóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô, đồng nghiệp và những ai quan tâm đến lĩnh vực thanh toán quốc tế, đặc biệt là phương thức thanh toán L/C

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NH ACB (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)