- Đào tạo nâng cao kỹ năng.
B ảng 2.3: Thị phần của EI so khối NHTMCP và so với toàn ngành
2.4. Thực trạng quản trị tín dụng tại Vietnam Eximbank 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng
2.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng
Hiện nay, hoạt động tín dụng tại EIB được quản lý theo hình thức phân quyền,
ủy quyền bao gồm các cấp ra quyết định như sau:
- Hội đồng quản trị: là cơ quan có thẩm quyền quyết định tín dụng đối với các khoản cho vay, bảo lãnh cho một khách hàng có giá trị lớn hơn 10% vốn tự có của EIB theo quy định của NHNN hoặc quyết định tín dụng đối với các khoản cho vay, bảo lãnh cho một khách hàng có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10% vốn tự
có của EIB do Hội đồng quản trịquy định từng thời kỳ. Cơ chế quyết định của Hội đồng quản trị theo quy chế quản trị nội bộvà Điều lệ EIB.
- Hội đồng tín dụng Trung ương: là cơ quan xét duyệt tín dụng của Hội đồng quản trị EIB, có thẩm quyền quyết định tín dụng đối với các khoản cho vay, bảo lãnh cho một khách hàng vượt thẩm quyền của Tổng giám đốc và trong giới hạn thẩm quyền của Hội đồng tín dụng Trung ương do Hội đồng quản trị quy định từng thời kỳ. Cơ chế quyết định của Hội đồng tín dụng Trung ương theo quy chế tổ
chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng Trung ương do Hội đồng quản trị EIB
quy định từng thời kỳ.
- Tổng giám đốc: có thẩm quyền quyết định tín dụng theo thẩm quyền do Hội
đồng quản trị giao từng thời kỳ. Trong thẩm quyền được giao, Tổng giám đốc có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng hoặc thông qua Hội đồng tín dụng Hội sở để quyết định cấp tín dụng.
- Hội đồng tín dụng Hội sở: là cơ quan xét duyệt tín dụng của Tổng giám đốc EIB, có thẩm quyền quyết định tín dụng trong giới hạn thẩm quyền của Tổng
giám đốc do Hội đồng quản trị EIB giao từng thời kỳ theo quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng Hội sở do Tổng giám đốc EIB quy định từng thời kỳ.
- Ban Tín dụng Chi nhánh: là cơ quan xét duyệt tín dụng cao nhất tại Chi nhánh, có thẩm quyền quyết định tín dụng trong giới hạn thẩm quyền theo quy định của Tổng giám đốc EIB từng thời kỳ.
- Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng/Phó phòng Tín dụng Chi nhánh, Trưởng/Phó phòng Giao dịch: có thẩm quyền quyết định tín dụng theo thẩm quyền do Tổng
giám đốc giao từng thời kỳ.
Quy trình cho vay thực hiện chủ yếu bởi các CBTD từ khâu tiếp thị, thẩm định, lập hồsơ cho vay cho đến công chứng, đăng ký GDBĐ, giải ngân, giám sát, thu nợ
và kế toán tín dụng thực hiện giải ngân, thu lãi vay, nợ gốc đến hạn. Do vậy, có thể
nói rủi ro tín dụng do ý thức làm việc, do kỹnăng làm việc, do đạo đức vẫn là vấn
đềđáng lưu ý hiện nay.
Riêng tại Hội Sở đã có sự tách bạch hai phòng QLTD và phòng tín dụng. Tuy nhiên, chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả hoạt động thì cần đánh giá để tìm giải pháp tổ
chức phù hợp đặc điểm hoạt động, quy mô ngày càng lớn mạnh của EIB.