Đánh giá thực trạng và hiệu quả quản trị tín dụng tại Vietnam Eximbank 1 Những thành tựu đạt được giai đoạn 2005

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu VN (Trang 52 - 53)

- Đào tạo nâng cao kỹ năng.

B ảng 2.3: Thị phần của EI so khối NHTMCP và so với toàn ngành

2.6. Đánh giá thực trạng và hiệu quả quản trị tín dụng tại Vietnam Eximbank 1 Những thành tựu đạt được giai đoạn 2005

2.6.1. Những thành tựu đạt được giai đoạn 2005 - 2009

EIB đã định hình mô hình quản trị chuyển đổi theo thông lệ quốc tế, từng bước tiếp cận các phương thức quản lý rủi ro hiện đại và áp dụng phù hợp thực tiễn hoạt

động của ngân hàng. Một số thành tựu được ghi nhận như sau:

- EIB từng bước xây dựng cơ cấu tổ chức theo hướng quản lý tập trung, tại hội sở

tách bạch các bộ phận quản lý nợ, xử lý nợ, tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân, quản lý rủi ro tín dụng và có trung tâm định giá tài sản bảo đảm riêng. - Giám sát chặt chẽ danh mục cho vay và từng bước cơ cấu lại danh mục theo

hướng phân tán rủi ro, phát huy thế mạnh của EIB về tài trợ thương mại và mở

rộng cho vay phục vụ SXKD, các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đồng thời, hạn chế

cho vay chứng khoán, bất động sản. Nhờđó, độ an toàn danh mục cho vay của

EIB được đánh giá tốt hơn và ngân hàng đã bước đầu vận dụng hiệu quảhơn các công cụ quản lý rủi ro danh mục như xây dựng hạn mức cho vay theo ngành nghề, khu vực, mục đích, kỳ hạn cho vay…

- Nâng cấp chương trình Korebank đảm bảo vận hành phù hợp quy mô phát triển của ngân hàng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Ứng dụng CNTT

phục vụ giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng từ hội sởđến các chi nhánh.

2.6.2. Hạn chế

- Hệ thống tổ chức quản lý tín dụng chưa đồng bộđôi khi còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng ban như phòng quản lý tín dụng và phòng quản lý rủi ro tín dụng hoặc phòng pháp chế và phòng xử lý nợ… dẫn đến bộ máy cồng kềnh nhưng vai trò hỗ trợ về mặt tác nghiệp, hướng dẫn nghiệp vụ cho các chi nhánh còn chậm và hiệu quả chưa cao.

- Việc triển khai, học tập, nghiên cứu văn bản liên quan công tác tín dụng chưa được tổ chức hợp lý, kịp thời dẫn đến CBTD thường mất nhiều thời gian giải quyết công việc sự vụ, việc vận dụng, xử lý nghiệp vụ trong thực tiễn còn nhiều lúng túng.

- Việc thẩm định cho vay còn nhiều bất cập, quyết định cấp tín dụng đôi khi mang cảm tính và phụ thuộc vào tài sản thế chấp. Thực tế vẫn xảy ra các trường hợp chi nhánh này từ chối cho vay nhưng khách hàng đến chi nhánh khác thì được giải quyết hay trường hợp khách hàng cùng lúc có dư nợ ở 2 chi nhánh khác nhau mà Hội sởkhông đưa ra biện pháp chế tài, xử lý rốt ráo. Chính những điều này tạo nên kẽ hởlàm gia tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

- Công cụ quản lý, điều hành chưa được hỗ trợ tốt về hệ thống thông tin quản lý,

chưa có quy định cụ thể về phương pháp phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro danh mục cho vay mà chủ yếu thực hiện giám sát, định hướng theo tín hiệu thị trường và khảnăng nguồn vốn cho vay.

- Năm 2009, EIB đã tăng cường các biện pháp nhằm xử lý nợ xấu, nợđọng nhưng

hiệu quảchưa cao, tiến độ xử lý chậm. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng thành

quả là do ngân hàng đã duy trì tăng trưởng cho vay là chính, việc áp dụng các hình thức khởi kiện, xử lý tài sản thường kéo dài làm giảm hiệu quả hoạt động ngân hàng do gia tăng các khoản trích lập dự phòng theo Quyết định 493 của NHNN.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu VN (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)