- Đào tạo nâng cao kỹ năng.
KHẨU VIỆT NAM
3.3.2. Về môi trường kinh doanh
Hoạt động kinh doanh ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế vĩ mô
cũng như là các cơ chế, chính sách của Nhà nước. Môi trường kinh doanh ngân
hàng cần được quan tâm hỗ trợ với các giải pháp sau:
Thứ nhất, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các ngân hàng TMCP liên kết
với các đối tác chiến lược, các ngân hàng nước ngoài; gia tăng mức nắm giữ cổ
phần NHTM cho đối tác nước ngoài theo tỷ lệ phù hợp nhằm khuyến khích đầu tư,
biến nguy cơ cạnh tranh thành quan hệ hợp tác cùng có lợi. Tạo điều kiện cho các
NHTM Việt Nam nhanh chóng tiếp cận công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại, mở
rộng quy mô và từng bước xâm nhập thị trường quốc tế.
Thứ hai, đa dạng hóa các chính sách khuyến khích đầu tư và thương mại góp
phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội thông qua hoạt động NHTM cấp phát
tín dụng phục vụ cho đầu tư phát triển một cách an toàn, hiệu quả.
Thứ ba, đảm bảo nguyên tắc tự chủ và chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh
doanh NHTM, loại bỏ hình thức cho vay theo chỉ định đâu đó vẫn tồn tại trong hệ
thống NHTM Việt Nam. Môi trường kinh doanh ngân hàng phải đảm bảo tính công
khai, minh bạch, cạnh tranh công bằng để có điều kiện nhanh chóng nâng cao năng
lực, chuyển đổi mô hình hoạt động phù hợp thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Thứ tư, công tác quản lý Nhà nước về kế toán, thống kê cần được quan tâm đúng
mức; các chuẩn mực kế toán phải được tuân thủ nghiêm túc. Từ đó nâng cao độ tin
cậy báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các NHTM đánh giá,
Thứ năm, hình thành thị trường bảo hiểm tín dụng, thị trường thứ cấp cho các
khoản nợ xấu với hành lang pháp lý phù hợp, mang tính thực tiễn cao nhằm giúp
các NHTM thực hiện các giao dịch phòng ngừa rủi ro, nhu cầu xử lý nợ được nhanh
chóng, giảm thiểu thất thoát vốn tín dụng.
Hiện nay, Việt Nam chưa phát triển được một cơ chế thị trường hiệu quả để giải
quyết các khoản nợ xấu làm trì trệ hệ thống ngân hàng. Quy chế mua bán nợ đã có
nhưng chưa có thị trường vận hành hiệu quả cho hoạt động này, nhiều NHTM đã
thành lập công ty quản lý & khai thác tài sản trực thuộc nhằm hỗ trợ giải quyết các
khoản nợ xấu theo hướng tăng cường hiệu quả sử dụng, tránh thất thoát, giảm giá trị
TSBĐ cho đến khi tài sản đó được bán hay thanh lý nhưng thực tế rất ít giao dịch
được thực hiện.
Thứ sáu, các cơ quan quản lý Nhà nước cần chú trọng phát huy các sáng kiến
nhằm cải cách thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm.