Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu VN (Trang 66 - 67)

- Đào tạo nâng cao kỹ năng.

KHẨU VIỆT NAM

3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ

Sau cùng, tác giả xin đề cập đến các giải pháp hỗ trợ là những yếu tố cần bổ sung để giúp ích trong công tác quản trị nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả

hoạt động tín dụng tại EIB như:

- Thành lập Cty mua bán nợ, quản lý và khai thác tài sản nhằm phối hợp nhanh chóng giải quyết để xử lý có hiệu quả các khoản nợ có độ rủi ro cao, nợ xấu, nợ

tồn đọng còn TSBĐ có khả năng khai thác hoặc bán thu hồi nợ, giảm thiệt hại cho ngân hàng. Đây cũng là giải pháp tìm kiếm cơ hội kinh doanh của ngân hàng trong chiến lược đa dạng hóa, mở rộng quy mô của EIB.

- Hiện nay, công việc xử lý nợ tại Phòng xử lý nợ Hội sở chưa đạt được hiệu quả

kỳ vọng do địa bàn kinh doanh của EIB mở rộng, môi trường luật pháp tại nhiều

địa phương là không đồng đều. Hơn nữa, muốn nhanh chóng thu hồi nợ xấu thì công việc xử lý nợ cần phải uyển chuyển, linh động chứ không chỉ dựa hoàn toàn vào việc am hiểu luật pháp. Do vậy, giải pháp thành lập bộ phận xử lý nợ

tại các chi nhánh sẽ giúp giải quyết hạn chế như trên. Bên cạnh đó, Hội sở

nghiên cứu ban hành cơ chế ủy quyền cho Hội đồng xử lý nợ chi nhánh được quyền quyết định với mức độ chấp nhận thiệt hại nhất định để nhanh chóng xử

nhiều loại TSBĐ là hàng hóa, máy móc thiết bị dễ dàng giảm giá trị nhanh do chất lượng, khấu hao hữu hình hay vô hình…

- Nghiên cứu ứng dụng công cụ hiệu quả trong quản lý RRTD là các phái sinh tín dụng trong các nghiệp vụ tự phòng vệ. Chúng cho phép tách rủi ro tín dụng với các loại hình rủi ro khác vốn có trong mỗi công cụ cụ thể và chuyển rủi ro này từngười bán rủi ro (người mua sự bảo vệ tín dụng) đến người mua rủi ro (người bán sự bảo vệ tín dụng). Sản phẩm phái sinh rủi ro tín dụng có hai hình thức chính là phái sinh tín dụng có chuyển vốn gốc và phái sinh tín dụng không chuyển vốn gốc, trong đó một sản phẩm được giao dịch phổ biến nhất trên thị

trường là hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng. Hiện nay, tại Việt Nam có 2 tổ chức là HSBC và Citibank cung ứng sản phẩm đầu tư rủi ro tín dụng và các TCTD có thể mua bảo hiểm tín dụng tại đây.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu VN (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)