- Đào tạo nâng cao kỹ năng.
B ảng 2.3: Thị phần của EI so khối NHTMCP và so với toàn ngành
2.4.5.2. Kiểm tra kiểm soát nội bộ và cảnh báo tín dụng
Phòng KTKSNB trực thuộc Khối Giám sát hoạt động là đơn vị thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra các mặt hoạt động trong toàn hệ thống EIB, trong đó có hoạt
động tín dụng là lĩnh vực luôn được chú ý nhiều nhất bởi bản chất rủi ro và mức độ
phức tạp của nó. Công tác KTKSNB được thực hiện hàng ngày theo phương thức giám sát từ xa thông qua các báo cáo, phân tích dữ liệu hoạt động trên hệ thống
Korebank hay được tổ chức định kỳ hoặc đột xuất tại các đơn vịtrên cơ sở các hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan.
Mục đích kiểm tra, kiểm soát đối với HĐTD nhằm bảo đảm hiệu quả, an toàn trong hoạt động; bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình nội bộ của EIB.
Kết quả kiểm tra năm 2008 của Phòng KTKSNB đã tổng hợp thành 169 chi tiết cảnh báo trong công tác tín dụng giúp cho các chi nhánh hoàn thiện về mặt tổ chức,
tăng cường chất lượng công tác thẩm định khách hàng, phòng ngừa rủi ro hiệu quả. Một sốnguyên nhân làm tăng nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng được thể hiện
như:
Về tổ chức, quản lý: Chưa phân tách nhiệm vụ rõ ràng giữa CBTD và kế toán tín dụng; chưa lập bộ phận thẩm định giá riêng biệt tại chi nhánh; việc kiểm soát của cấp trên đối với cấp dưới chưa đầy đủ…
Về tác nghiệp: Không lưu trữ đầy đủ hồ sơ pháp lý khách hàng; hồ vay vốn có dấu hiệu giả mạo, thiếu tài liệu chứng minh mục đích vay; nội dung thẩm định
sơ sài không phù hợp tính chất của khoản vay…
Về quyết định cho vay: Cho vay vượt nhu cầu vốn, vượt thẩm quyền trong chính sách tín dụng nội bộ; tỷ lệ cho vay cao so với giá trị TSĐB (nhiều trường hợp cho vay #100% giá trị TSBĐ); cho vay khi khách hàng đã có quan hệ tín dụng
với chi nhánh khác trong cùng hệ thống EIB…
Về lãi suất, phương thức cho vay, thời hạn cho vay: Giảm lãi suất vượt thẩm
quyền của Giám đốc chi nhánh, cho vay theo dự án đầu tư nhưng chọn phương
thức cho vay theo HMTD, định kỳ hạn nợ quá dài không phù hợp chu kỳ
SXKD, nguồn thu của khách hàng…
Về kiểm tra sử dụng vốn: CBTD ký khống biên bản kiểm tra đểlưu hồsơ nhằm
đối phó mà không có sự giám sát, kiểm tra của lãnh đạo phòng tín dụng; lập biên bản kiểm tra sử dụng vốn không đầy đủ nội dung và không lưu chứng từ chứng minh mục đích vay của khách hàng.
Về TSBĐ: Chưa thực hiện đầy đủ thủ tục thế chấp đối với tài sản hình thành
trong tương lai khi tài sản đã hình thành và hoàn chỉnh giấy tờ pháp lý; chưa
mua bảo hiểm đối với các trường hợp quy định phải có bảo hiểm; chưa thực hiện
đúng quy trình cầm quản kho hàng khi nhận TSĐB là hàng hóa;…