Nếu gọi giá trị hàng hóa là W, thì W = c + v + m. Đó chính là những chi phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất hàng hóa. Nhưng đối với nhà tư bản, để
sản xuất hàng hóa, họ chỉ cần chi phí một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa,
được ký hiệu là k.
k = c + v
Vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản.
Nếu dùng k để chỉ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa thì công thức W = c + v + m sẽ chuyển hoá thành: W = k + m.
Giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị hàng hóa có sự khác nhau cả
về chất và về lượng.
Về chất, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ là sự chi phí về tư bản; còn giá trị hàng hóa là sự chi phí thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng hóa.
Chi phí thực tế là chi phí về lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
Về lượng, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí thực tế, tức là giá trị của hàng hóa, vì rằng W = k + m thì k = W - m.
Đối với nhà tư bản, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là giới hạn thực tế của lỗ lãi kinh doanh nên họ ra sức "tiết kiệm" chi phí sản xuất này bằng mọi cách.
b) Lợi nhuận
Do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ
đủ số tiền đã ứng ra, mà còn thu được một số tiền lời ngang bằng m. Số tiền lời này gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p.
Lợi nhuận là giá trị thặng dư khi được quan niệm là con đẻ của toàn bộ
tư bản ứng ra, là kết quả hoạt động của toàn bộ tư bản đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Công thức tính lợi nhuận: p = W - k.
Công thức W = k + m chuyển thành W = k + p, có nghĩa là giá trị hàng hóa tư bản chủ nghĩa bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận.
Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nó phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Cái khác nhau giữa bỏ m và p ở chỗ, khi nói m là hàm ý so sánh nó với v, còn khi nói p lại hàm ý so sánh với (c + v); p và m thường không bằng nhau, p có thể cao hơn hoặc thấp hơn m, phụ thuộc vào giá cả bán hàng hóa do quan hệ cung - cầu quy định. Nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội, tổng số lợi nhuận luôn ngang bằng tổng số giá trị thặng dư.