Nguyên tắc cơ bản cần quán triệt trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tếđối ngoạ

Một phần của tài liệu Tài liệu kinh tế chính trị (Trang 188 - 190)

III- Các hình thức thu nhập Từng bước thực hiện công bằng xã hộ

3.Nguyên tắc cơ bản cần quán triệt trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tếđối ngoạ

Để mở rộng kinh tế đối ngoại có hiệu quả cần quán triệt những nguyên tắc phản ánh những thông lệ quốc tế, đồng thời đảm bảo lợi ích chính đáng về kinh tế, chính trị của đất nước. Những nguyên tắc đó là:

a) Nguyên tắc bình đẳng

Đây là nguyên tắc có ý nghĩa rất quan trọng làm nền tảng cho việc thiết lập và lựa chọn đối tác trong quan hệ kinh tế giữa các nước.

Nguyên tắc này xuất phát từ thực tế là mọi quốc gia trong cộng đồng quốc tế đều là những quốc gia độc lập, có chủ quyền, có quyền bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Nó cũng bắt nguồn từ yêu cầu của sự hình thành và phát triển thị

trường quốc tế mà mỗi quốc gia là thành viên. Với tư cách là thành viên, mỗi quốc gia phải được bảo đảm có quyền tự do kinh doanh, quyền tự chủ như mọi quốc gia khác. Nói cách khác, bảo đảm tư cách pháp nhân của mỗi quốc gia trước luật pháp quốc tế và cộng đồng quốc tế.

Kiên trì đấu tranh để thực hiện nguyên tắc này là nhiệm vụ chung của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển khi thực hiện mở cửa và hội nhập kinh tếở thế bất lợi so với các nước phát triển.

b) Nguyên tắc cùng có lợi

Nguyên tắc này giữ vai trò là nền tảng kinh tếđể thiết lập và mở rộng quan hệ kinh tế giữa các nước với nhau.

Cơ sở khách quan của nguyên tắc này là cùng có lợi bắt nguồn từ yêu cầu phải thực hiện đúng các quy luật kinh tế của thị trường diễn ra trên phạm vi quốc tế mà mỗi nước có lợi ích kinh tế dân tộc khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường thế giới, nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia sẽ là hình thức nếu các quốc gia tham dự không cùng có lợi ích kinh tế. Vì trong trường hợp đó, quan hệ kinh tế

giữa các nước sẽ đi ra ngoài yêu cầu của quy luật giá trị. Quy luật dựa trên nguyên tắc ngang giá của kinh tế thị trường trong cộng đồng quốc tế.

Nguyên tắc cùng có lợi còn là động lực kinh tếđể thiết lập và duy trì lâu dài mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia.

Cùng có lợi là một trong những nguyên tắc làm cơ sở cho chính sách kinh tếđối ngoại. Nguyên tắc này được cụ thể hoá thành những điều khoản làm cơ sở để ký kết các nghị định thư, hiệp định thương mại..., giữa các chính phủ và trong các hợp đồng kinh tế giữa các tổ chức kinh tế các nước với nhau.

c) Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ

của mỗi quốc gia

Trong cộng đồng quốc tế, mỗi quốc gia với tư cách là quốc gia độc lập đều có chủ quyền về chính trị, kinh tế, xã hội và địa lý. Vì vậy trong quan hệ kinh tế, các bên quan hệ phải tôn trọng chủ quyền, đồng thời trên cơ sở tôn trọng chủ

quyền không được phép can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đó cũng chính là nguyên tắc để bảo đảm yêu cầu của nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.

Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi mỗi bên trong các quan hệ phải tôn trọng các điều kiện ký kết, không đưa ra những điều kiện phương hại đến lợi ích của nhau, không được dùng các biện pháp có tính chất can thiệp vào nội bộ của các quốc gia, đặc biệt là không dùng các thủ đoạn kinh tế, kỹ thuật, kích động, can thiệp vào đường lối chính trị của các quốc gia, tôn trọng quyền tự lựa chọn con đường phát triển của các quốc gia.

d) Nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa

Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam.

Việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực quốc tế chủ yếu về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý nhằm phát huy lợi thế, tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu cao nhất là

ngoại đều phải hướng vào mục tiêu đó, tránh tình trạng vì lợi ích kinh tế trước mắt, xa rời mục tiêu dẫn đến chệch hướng xã hội chủ nghĩa.

III- Những hình thức kinh tế

đối ngoại chủ yếu hiện nay

Một phần của tài liệu Tài liệu kinh tế chính trị (Trang 188 - 190)