Cơ cấu thành phần kinh tế nông thôn

Một phần của tài liệu Tài liệu kinh tế chính trị (Trang 140 - 141)

II- Sở hữu về tư liệu sản xuất vàn ền kinh tế nhiều thành phần trong

b)Cơ cấu thành phần kinh tế nông thôn

- Kinh tế nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp là thành phần kinh tếđóng vai trò chủđạo trong kinh tế nông thôn. Bộ phận tiêu biểu của thành phần kinh tế

này là các nông - lâm trường quốc doanh, các trạm, trại kỹ thuật nông nghiệp và các cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Trong quá trình phát triển, thành phần kinh tế này

được mở rộng ra toàn bộ các ngành nghề cơ bản: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tín dụng, ngân hàng, dịch vụ kinh tế và khoa học... Trong đó, nhiều cơ sở của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nông thôn chỉ là một bộ phận

đại diện của kinh tế nhà nước như chi nhánh ngân hàng, cửa hàng thương nghiệp, trạm kỹ thuật... nhưng lại gắn bó hữu cơ với kinh tế nông thôn từng vùng như là bộ phận cấu thành bên trong của nó.

- Kinh tế tập thể sẽ trở nên đa dạng hơn, không những trong nông nghiệp mà cả trong công nghiệp, thương nghiệp, tín dụng... Các hình thức kinh tế này sẽ phát triển từ thấp đến cao, hoàn chỉnh nhất là các hợp tác xã kiểu mới, tiến lên liên hiệp các hợp tác xã kinh doanh nhiều ngành nghề. Kinh tế tập thể là con đường tất yếu để nông dân và cư dân nông thôn đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, và cùng với kinh tế nhà nước trong nông thôn hợp thành nền tảng của nền kinh tế

nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Kinh tế hộ gia đình chưa tham gia hợp tác xã thuộc thành phần kinh tế cá thể hoặc tiểu chủ: Hộ gia đình và hợp tác xã được tổ chức theo chính sách và Luật hợp tác xã là đơn vị cơ bản trong kinh tế nông nghiệp. Với tính chất là hộ

gia đình xã viên hợp tác xã, hộ gia đình đó còn là hình thức trung gian chuyển tiếp từ thành phần kinh tế cá thể sang kinh tế tập thể. Với kinh tế nông thôn, thành phần kinh tế cá thể hoặc tiểu chủđược mở rộng ra các ngành kinh tế khác ngoài nông nghiệp: tiểu chủ kinh doanh công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ...

triển trong nhiều ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải tìm ra những hình thức kinh tế thích hợp để từng bước đưa thành phần kinh tế tư bản tư

nhân đi vào con đường kinh tế tư bản nhà nước để tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Tài liệu kinh tế chính trị (Trang 140 - 141)