Lợi ích của mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạ

Một phần của tài liệu Tài liệu kinh tế chính trị (Trang 186 - 187)

III- Các hình thức thu nhập Từng bước thực hiện công bằng xã hộ

2.Lợi ích của mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạ

Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại mang lại lợi ích to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

- Góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và trao

đổi quốc tế, nối liền thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới, mở rộng thị trường ra bên ngoài, đồng thời góp phần phát triển thị trường trong nước.

- Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nước ta sẽ khai thác được các nguồn lực bên ngoài vô cùng quan trọng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đó là nguồn vốn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

- Tạo điều kiện khai thác và phát huy có hiệu quả lợi thế so sánh, các nguồn lực trong nước, kết hợp nguồn lực trong nước với nguồn lực bên ngoài, mở rộng không gian và môi trường để phát triển kinh tế.

- Góp phần thúc đẩy tăng trường kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.

- Góp phần đưa nước ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tất nhiên, những lợi ích to lớn của mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại chỉ đạt được khi hoạt động kinh tế đối ngoại vượt qua được những thách thức của toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế và giữ đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhận thức sâu sắc về tính tất yếu khách quan và lợi ích to lớn của mở rộng quan hệ kinh tếđối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, xuất phát từ tình hình phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ "mở rộng quan hệđối ngoại, chủđộng tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế"1. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định chủ trương: "phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủđộng hội nhập kinh tế quốc tếđể phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững"2, xác định nhiệm vụ: "chủ động hội nhập kinh tế có hiệu quả, mở rộng kinh tế đối ngoại"3. Đại hội lần thứ X của Đảng đã

đánh giá những thành tựu và hạn chế của hoạt động kinh tếđối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn 2001-2005, đồng thời xác định "đẩy mạnh hoạt

động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế

toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất"4 là một nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010.

II- Mục tiêu, phương hướng, nguyên tắc cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Tài liệu kinh tế chính trị (Trang 186 - 187)