Ngăn chặn sự xung đột lợi ích trong nội bộ nông thôn, giữa nông thôn và thành thị

Một phần của tài liệu Tài liệu kinh tế chính trị (Trang 148 - 149)

II- Sở hữu về tư liệu sản xuất vàn ền kinh tế nhiều thành phần trong

3.Ngăn chặn sự xung đột lợi ích trong nội bộ nông thôn, giữa nông thôn và thành thị

thôn và thành thị

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, sự

phân công lao động xã hội mới tất yếu sẽ diễn ra. Khi chuyển sang nền kinh tế

nông nghiệp, nông thôn hàng hóa thì cơ cấu xã hội - giai cấp ở nông thôn cũng biến đổi. Cơ cấu xã hội - giai cấp thuần nông trước đây bị phá vỡ. Cơ cấu xã hội - giai cấp mới xuất hiện, bao gồm những tầng lớp xã hội khác nhau: người lao

động cá thể, người lao động trong các tổ chức hợp tác xã, người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, trong các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân, chủ

doanh nghiệp tư nhân... Bên cạnh những tầng lớp xã hội mà nguồn thu nhập dựa vào hoặc chủ yếu dựa vào lao động của bản thân, sẽ xuất hiện những tầng lớp xã hội mà thu nhập dựa vào sự chiếm hữu lao động thặng dư. Do vậy, sự phân hóa giàu - nghèo, sự phân hóa về lợi ích kinh tế cùng với khả năng xung đột về lợi ích kinh tế là điều khó tránh khỏi.

Để phát triển kinh tế nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải hạn chế và ngăn chặn, tháo gỡ kịp thời những xung đột để không trở thành mâu thuẫn đối kháng về lợi ích trong nông thôn, giữa nông thôn và thành thị. Để đạt yêu cầu này, một mặt, chúng ta phải thừa nhận sự chênh lệch về lợi ích là một tất yếu kinh tế, khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp, người đã giàu càng giàu thêm, tiến tới mọi người cùng giàu có; mặt khác, không để sự chênh lệch ấy dẫn tới sự đối kháng về lợi ích, bằng cách thực hiện các chính sách kinh tế, các chính sách xã hội và luật pháp, đặc biệt là chính sách phân phối sao cho mọi người đều được hưởng những thành tựu của sự phát triển.

Câu hỏi ôn tập

1. Kinh tế nông thôn là gì? Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như thế nào?

2. Trình bày công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

3. Phân tích nội dung phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.

Chương XI

Một phần của tài liệu Tài liệu kinh tế chính trị (Trang 148 - 149)