Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khốn

Một phần của tài liệu Sáp nhập và mua lại Ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 25 - 26)

Việc mua lại bắt nguồn từ ngân hàng lớn hơn hoặc từ đối thủ cạnh tranh, ngân hàng cĩ ý định mua lại tiến hành thu gom dần cổ phiếu trên thị trường chứng khốn hoặc nhận chuyển nhượng của các nhà đầu tư chiến lược, các cổ đơng nhỏ lẻ. Khi việc thu gom cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu đủ khối lượng cần thiết để triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổđơng bất thường thì ngân hàng thu mua yêu cầu họp và đề nghị mua hết số cổ phiếu cịn lại của các cổ đơng. Cách thức này địi hỏi thời gian dài, hơn nữa nếu để lộ ý định ra bên ngồi thì giá cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu sẽ cĩ thể tăng vọt trên thị trường. Ngược lại, nếu cách thức này được diễn ra dần dần và trơi chảy, ngân hàng mua lại cĩ thể đạt được mục tiêu của mình một cách êm thấm mà khơng gây xáo động lớn cho ngân hàng mục tiêu, trong khi đĩ chỉ phải trả một mức giá thấp hơn cách thức chào thầu rất nhiều.

Ngân hàng hoặc cá nhân hoặc nhĩm nhà đầu tư cĩ ý định mua lại tồn bộ ngân hàng mục tiêu đề nghị cổđơng hiện hữu của ngân hàng này bán lại cổ phiếu của họ với giá cao hơn giá thị trường rất nhiều. Giá chào thầu đĩ phải đủ hấp dẫn để đa số cổ đơng tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu cũng như quản lý ngân hàng mình.

Hình thức chào thầu thường áp dụng trong các vụ thơn tính mang tính thù địch đối thủ cạnh tranh. Ngân hàng mục tiêu thường là ngân hàng yếu hơn. Tuy vậy, vẫn cĩ một số trường hợp một ngân hàng nhỏ “nuốt” được một đối thủ nặng ký hơn, đĩ là khi họ huy động được nguồn tài chính khổng lồ từ bên ngồi để thực hiện được vụ thơn tính. Các ngân hàng mua lại theo hình thức này thường huy động nguồn tiền bằng cách: (a) sử dụng thặng dư vốn; (b) huy động vốn từ cổ đơng hiện hữu, thơng qua phát hành cổ phiếu mới hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành trái phiếu chuyển đổi; (c) vay từ các TCTD. Điểm đáng chú ý trong thương vụ chào thầu là ban quản trị ngân hàng mục tiêu bị mất quyền định đoạt, bởi vì đây là sự trao đổi trực tiếp giữa ngân hàng thu mua và cổ đơng của ngân hàng mục tiêu, trong khi ban quản trị (thường chỉ là người đại diện do đĩ trực tiếp khơng nắm đủ số lượng cổ phiếu chi phối) bị gạt ra bên ngồi. Thơng thường ban quản trị, các vị trí chủ chốt của ngân hàng mục tiêu sẽ bị thay thế, mặc dù thương hiệu và cơ cấu tổ chức của nĩ vẫn cĩ thể được giữ lại mà khơng nhất thiết bị sáp nhập hồn tồn vào ngân hàng mua lại. Để chống lại vụ sáp nhập bất lợi cho mình, ban quản trị ngân hàng mục tiêu cĩ thể “chiến đấu” lại bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp/bảo lãnh tài chính mạnh hơn, để cĩ thể đưa ra mức giá chào mua cổ phần cao hơn nữa cổ phần của các cổ đơng hiện hữu đang ngã lịng.

Một phần của tài liệu Sáp nhập và mua lại Ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)