2.1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Thị phần huy động vốn ngày càng tăng cao ở khối NH TMCP và giảm dần ở khối NHTM NN. Nếu năm 2005 thị phần huy động vốn ở khối NHTM NN gấp 4,68 lần khối NH TMCP thì con số này qua các năm 2006, 2007, 2008 giảm dần là 3,13; 1,96 và 1,8. Điều này là do các NH TMCP khơng bị ràng buộc bởi các thỏa thuận nên cĩ lãi suất hấp dẫn hơn, mở rộng mạng lưới hoạt động, ngày càng chiếm được niềm tin dân chúng. Khối NHNNg cĩ thị phần thấp và ổn định qua
các năm chỉ khoảng 9-10% do các ngân hàng này bị hạn chế việc huy động tiền đồng từ khách hàng cá nhân
Để thu hút nguồn vốn, dịch vụ tiền gửi được đa dạng hĩa. Năm 2008, một số ngân hàng quy mơ nhỏ thuộc nhĩm 2, 3, để giải quyết vấn đề thanh khoản, đã thu hút nguồn tiền gởi bằng cơng cụ lãi suất khi là những ngân hàng đầu tiên tăng lãi suất kéo theo cuộc đua lãi suất của tồn hệ thống gây bất ổn cho nền kinh tế. Các ngân hàng này phải huy động với lãi suất cao trên thị trường liên ngân hàng (bình quân trên 20%/năm, cá biệt cĩ một số thời điểm hơn 40%) và huy động khách hàng với lãi suất cao cĩ khi lên trên 19% (NH Kiên Long, Đại Dương, Đơng Nam Á, Nam Việt, Gia Định…). Đa số các ngân hàng nhĩm này chưa tạo được uy tín nơi người gởi tiền nên cĩ nguy cơ đối mặt với tình trạng khách hàng rút tiền. Tuy nhiên lượng tiền gởi khơng tăng cao mà chủ yếu di chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác.
Nguồn huy động vốn của ngân hàng ngày càng phụ thuộc vào thị trường chứng khốn và bất động sản và dịch chuyển theo hai thị trường
Đến 31/12/2008 tổng vốn huy động tăng 13% so với năm 2007 và đến tháng 09/2009 tăng khoảng 22,45% so với cuối năm 2008. Cĩ tới khoảng 80% tổng nguồn vốn huy động là vốn ngắn hạn (dưới 1 năm). Tỷ trọng này phần nào phản ánh trình độ phát triển của thị trường tài chính Việt Nam cịn ở mức thấp, các cơng cụ huy động vốn cịn nghèo nàn, mức độ tín nhiệm hạn chế, quan điểm ngắn hạn của người gửi tiền …