L ỜI MỞ ĐẦU
3.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng Metarhizium ở Việt Nam
Việc nghiên cứu nấm gây bệnh trên sâu bệnh đã được các cán bộ khoa học
kỹ thuật ở một số trường đại học và viện nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu và đi sâu
nghiên cứu chúng từ những năm 70 của thế kỷ trước. Theo Phạm Bình Quyền (1994), cơ sở khoa học của phòng trừ sinh học, phòng trừ tổng hợp là hiểu đúng
quy luật cơ chế tự nhiên của sự điều chỉnh số lượng sâu bệnh, nhằm sử dụng tối ưu các cơ chế đó vào việc hạn chế tác hại do chúng gây ra.
Năm 1981 GS.TS Nguyễn Lân Dũng nghiên cứu nấm lục cương
Metarhizium mô tả hình thái, phân tích cơ chế tác dụng, hướng dẫn cách phân lập
nuôi cấy và phương pháp sản xuất sinh khối Metarhizium.
Từ năm 1992, Phạm Thị Thùy và cs thuộc viện Bảo vệ thực vật đã phân lập, nuôi cấy và thử nghiệm các chủng Metarhizium thuộc 2 loài Metarhizium anisopliae và Metarhizium flavoviride để phòng trừ cho các loài sâu bọ hại cây
nông, lâm nghiệp bằng phương pháp phun trực tiếp bào tử Metarhizium trên đồng
ruộng.
Năm 1996, Tạ Kim Chỉnh đã phân lập, nuôi cấy một số chủng
Metarhizium anisopliae và thử nghiệm để diệt châu chấu di cư và các loài sâu
bệnh hại cây nông nghiệp.
Phạm Thị Thùy và cộng sự (2002 - 2003), đã nghiên cứu sử dụng nấm
Metarhizium anisopliae để diệt bọ hại dừa cho tỉnh Bình Định bằng phương pháp
phun trực tiếp. Kết quả cho thấy chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae đều có
nấm không gây ô nhiễm môi trường và nguy hiểm đối với con người, không làm mất đi những loài kí sinh thiên địch có ích khác.
Từ năm 1998 đến năm 2002, Trịnh Văn Hạnh và cs ở Trung tâm nghiên cứu phòng trừ mối đã nghiên cứu tuyển chọn các chủng Metarhizium có hiệu lực cao để phòng trừ các loài gây hại điển hình ở nước ta, như loài mối nhà nguy hiểm nhất Coptotermes formosanus Shiraki.
Chế phẩm Metarhizium từ nghiên cứu của Lê Thùy Quyên để diệt trừ các loài sâu xanh bướm trắng, sâu khoang ăn lá và đặc biệt là khả năng tiêu diệt được
một số loài côn trùng hại cây trồng trong đất như bọ hung, mối đất. Nấm có hiệu
quả cao để phòng trừ bọ hung đen ăn mía, mối đất ăn thông trắng, bồ đề, hại cây điều, cây ăn quả, sâu xanh bướm trắng ăn su hào, bắt cải, sâu khoang hại cà chua…cho kết quả diệt trừ sâu bệnh hơn 70%.
Mặc dù có nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhưng chế phẩm thuốc
BVTV có nguồn gốc từ sinh học ở Việt Nam trong thời gian qua còn có những
mặt hạn chế:
- Giá thành sản phẩm cao vì công nghệ sản xuất phức tạp, đòi hỏi chi phí
cao, nếu không có sự trợ giá, người nông dân khó chấp nhận.
- Tác dụng chậm nên tâm lý người nông dân còn ngại sử dụng.
- Công nghệ sản xuất ở một số chế phẩm còn đơn giản, thủ công nên số lượng sản xuất chưa có nhiều để phục vụ sản xuất.
Cải tiến hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học để
giảm giá thành, hiệu quả cao và sản xuất với số lượng lớn để phục vụ sản xuất.
Gần đây, quy trình sản xuất nấm Metarhizium spp đã được chuyển giao
rộng rãi đến hộ nông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long để phòng trừ rầy nâu hại
lúa (Nguyễn Thị Lộc, 2010).