2- Tác động trung bình 3 Tác động mạnh nhất
3.1. Hệ thống nuôi tôm bền vững
Từ bản chất của việc nuôi tôm, xuất phát từ sản xuất dựa trên nguồn tài nguyên và chủ yếu phục vụ cho thị tr−ờng xuất khẩu, nghiên cứu tính bền vững sẽ phải xem xét đến nhiều khía cạnh liên quan. Có ít nhất ba khía cạnh về tính bền vững mà có thể bằng cách này hay cách khác ảnh h−ởng đến ngành nuôi tôm, đó là:
(i) khía cạnh sản xuất,
(ii) khía cạnh nguồn lực và môi tr−ờng, (iii) khía cạnh kinh tế.
1) Tính bền vững từ khía cạnh sản xuất
ở mức độ sản xuất, tính bền vững thể hiện sự cân bằng trong ngành nuôi tôm xét theo quan điểm kỹ thuật. Đó là tình trạng cân bằng từ việc sử dụng thích đáng những nhân tố sản xuất (chủ yếu là đất đai, lao động, vốn, và quản lý) để tạo nên đầu ra, mà ở đây là tôm. Sự kết hợp đúng đắn của tất cả đầu vào và kỹ thuật dùng trong quản lí đầm tôm là quan trọng, vì tôm đ−ợc coi là loài rất nhạy cảm với thay đổi chất và l−ợng đầu vào. Vì vậy, cần phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm liên quan đến nuôi tôm.
2) Tính bền vững từ khía cạnh tài nguyên thiên nhiên và môi tr−ờng. Ngoài những loại đầu vào hữu hình, nuôi tôm còn liên quan mật thiết đến việc sử dụng hệ sinh thái ven biển và môi tr−ờng. Theo nguyên lý kinh tế học, không chỉ có tôm đ−ợc tạo nên nh− một sản phẩm đầu ra mà còn có những tác động ngoại lai đ−ợc hình thành khi sử dụng tài nguyên. Về cơ bản, việc nuôi tôm cần có sự hỗ trợ của đất và n−ớc, sau đó, chất thải làm thoái hóa chất l−ợng n−ớc, đất, phá hủy rừng và các nguồn hải sản. Chi phí xã hội d−ới hình thức tác động môi tr−ờng này phải đ−ợc xem xét một cách nghiêm túc để xem liệu có đáng nuôi tôm hay không. Vì vậy, chỉ nói đến tính bền vững riêng từ khía cạnh sản xuất mà bỏ qua những tác động ngoại lai thì ch−a thể gọi là tính bền vững.
3) Tính bền vững từ khía cạnh kinh tế
Xuất phát từ thực tế là tôm đ−ợc nuôi chủ yếu để phục vụ nhu cầu thị tr−ờng, đặc biệt thị tr−ờng xuất khẩu, khái niệm tính bền vững trong ngành nuôi tôm phải v−ợt ra ngoài việc xem xét mối quan hệ đầu ra - đầu vào và khía cạnh môi tr−ờng. Xét về mặt kinh tế, ngành nuôi tôm cũng phải đ−ợc coi là sống còn, không chỉ từ khả năng sinh lợi t− nhân mà còn từ khả năng sinh lợi xã hội. Theo đó, khả năng sinh lợi xã hội ròng, khi xét cả nguồn lực và chi phí môi tr−ờng so với tổng doanh thu, tr−ớc mắt phải rõ ràng. Về lâu dài, những nhân tố thị tr−ờng nh− sự thay đổi trong giá cả đầu ra và đầu vào, những rào cản phi thuế quan, và chính sách th−ơng mại quốc tế có thể tác
động đến tính bền vững của ngành nuôi tôm, vì vậy cũng cần phải đ−ợc xem xét.
Tính bền vững từ ba khía cạnh này sẽ dẫn đến tính bền vững của hệ thống nuôi tôm. Điều này có thể mô tả bằng sơ đồ ở hình 6.