Tránh những sai lầm trong tăng cường khả năng kinh doanh

Một phần của tài liệu DỰ BÁO SỚM NHỮNG CƠ HỘI VÀ RỦI RO (Trang 28 - 29)

Sai lầm trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi, song điều quan trọng là bạn nhận ra được sai lầm và tránh không để mắc lại lần thứ hai. Đó cũng là thành công cho nỗ lực thúc đẩy hoạt động của bạn.

Phát hiện ra sai lầm càng sớm càng cho phép bạn tránh được nguy cơ mắc phải các sai lầm tiếp theo và đặc biệt là giúp DN tiết giảm được chi phí. Thông thường, từ khi sự kiện xảy ra đến khi phát sinh các chi phí (là hậu quả của sự kiện) đòi hỏi một quãng thời gian nhất định. Điều này có thể làm cho kế hoạch kinh doanh thất bại và làm cho các sai lầm khó phát hiện. Một dự án (ví dụ dự án phát triển một sản phẩm mới) bao gồm rất nhiều khoản mục chi phí phát sinh ngay từ khi mới triển khai, bên cạnh là những sai lầm không thể tránh khỏi. Trong đó, việc khắc phục và sửa chữa sai lầm vừa khó khăn lại vừa tốn kém.

Vấn đề mắc sai lầm trong quản trị kinh doanh và cách thức tránh mắc phải những sai lầm này sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần sau.

Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc các chủ DN mắc sai lầm trong kinh doanh. Đối với mỗi sai lầm, bạn nên xây dựng giải pháp riêng cho mình nhằm tránh mắc phải sai lầm này.

Những nguyên nhân có thể dẫn đến mắc sai lầm trong kinh doanh

Giải pháp của chính bạn

- Mục tiêu kinh doanh không rõ ràng; hoặc bạn qúa lạc quan vào mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của mình.

- Năng lực định giá yếu kém và không sát thực tế. - Sử dụng dưới năng lực sản xuất sẵn có.

- Chưa quan tâm đúng mức tới các đối thủ cạnh tranh.

- Chi lãng phí đối với các mục như : phương tiện đi lại, dịch vụ văn phòng, điện thoại, mua bảo hiểm, mua hàng hoá, chi phí marketing, chi tiêu tài chính, trả lương..

Cách thức để doanh nghiệp của tôi hoạt động tốt hơn? 2.3. Thoả mãn khách hàng của bạn

Khách hàng của bạn là thượng đế, hay chỉ may mắn nếu tình cờ được bạn phục vụ tốt ?

Bạn phải có nhiều ý tưởng hay nếu bạn muốn thu hút được nhiều khách hàng mua sản phẩm của bạn nhưng không có nghĩa là khách hàng của bạn sẽ chấp nhận nó. Các phương pháp sản xuất hiện đại sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, nhưng chúng có ý nghĩa gì nếu khách hàng không cần chúng?

Do đó bạn phải tăng lợi ích mà khách hàng có được từ bạn, để thực hiện được điều này, bạn phải làm khách hàng thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của họ.

Chúng tôi cho rằng bạn nên tiến hành việc quản lý khách hàng một cách chi tiết.

Quản lý khách hàng thành công

Một phần của tài liệu DỰ BÁO SỚM NHỮNG CƠ HỘI VÀ RỦI RO (Trang 28 - 29)