Là một doanh nhân, bạn tiếp cận sự việc một cách chủ động-bạn làm việc dựa trên cơ sở tin tưởng vào sự thành công của bạn trong tương lai.
Khi tạo dựng tương lai, bạn phải luôn quan sát môi trường doanh nghiệp của mình (sự phát triển thị trường, sự thay đổi hành vi người tiêu dùng, sự thay đổi của xã hội…) Những thứ bạn ngẫu nhiên có được có thể thay đổi. Trách nhiệm của bạn là làm mọi điều đẻ có thể doanh nghiệp không đi đến khủng hoảng. Những rào cản và khó khăn kìm hãm
bạn phát triển trong quá khứ đã làm bạn mạnh hơn, và chúng làm tăng khả năng phục hồi, quyết định nhanh hơn của bạn. Do đó bây giờ bạn phải bình tĩnh đón nhận những thách thức mới. Bạn phải làm tất cả để phát triển khả năng của bạn.
2.4.1 Quan sát
Môi trường của bạn thường xuyên biến đổi, bất kể bạn đang tìm hiểu về mấu chốt, xã hội , gia đình, thói quen tiêu dùng hay khí hậu toàn cầu.
Khi xem xét các thay đổi và hậu quả của nó, đôi khi rất khó xác định một sự thay đổi nhất định là cơ hội hây mối đe doạ đối với doanh nghiệp. Cơ hội đã bị bạn bỏ qua ,VD : Vấn đề mẵu mốt cách sống, có thể trở thành mối đe doạ thực sự của bạn. Đặc biệt khi các đối thủ phản ứng vơí sự thay đổi nhanh hơn, tốt hơn so với bạn.
Những sự thay đỏi về môi trường của bạn thường không thể xác định rõ là tích cực hay tiêu cực cho doanh nghiệp. Chỉ có phương pháp và thời gian phản ứng ( hoặc thiếu hành động ) mới tạo ra các hiệu quả tích cực hay tiêu cực cho doanh nghiệp. Tất nhiên quyết định không hành động cũng là một quyết định.
Dự báo sớm và số liệu trước không loại bỏ được những bất ngờ tiêu cực. Nhưng chúng cho phép bạn có những thời gian cần thiết để phản ứng với những tình huống thay đổi.
Những năng lực và tài năng nào bạn có thể sử dụng để nhận biết cơ hội tốt hơn?
- Quản lý thời gian hiệu quả hơn. - Tổ chức hiẹu quả hơn. - Khả năng ưu tiên hoá công việc. - Coi những phê bình tích cực như một cơ
hội học hỏi. - Có những phương pháp làm việc phù hợp hơn - Chấp nhận rủi ro. - Sẵn sàng chấp nhận cái mới. - Đẩy mạnh tính sáng tạo. - Tự đánh giá mình.
- Ham thích tiếp xúc với người khác.
- Định hướng nghành.
- Động lực để dẫn đầu.
- Quy tắc làm việc.
- Lương tâm.
- Tính linh hoạt, năng động.
- Tính chủ động.
- Khả năng chống chịu Stress.
- Tự tin.
- Bạn hãy ghi thêm những khả năng cạnh tranh vào đây.
- Động lực để cạnh tranh. - Động lực để sáng tạo