Phân loại dầu nhờn công nghiệp

Một phần của tài liệu Vai trò của các sản phẩm dầu mỏ (Trang 128 - 130)

Căn cứ những đặc trƣng về mặc hóa lý hoặc mục đích sử dụng, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO đã tiến hành các bƣớc phân loại đƣợc đối với dầu công nghiệp nhƣ

2.1 Phân loại theo độ nhớt (tiêu chuẩn ISO .3448):

Dầu bôi trơn công nghiệp đƣợc sản xuất chủ yếu từ dầu khoáng và do điều kiện làm việc của dầu bôi trơn công nghiệp không quá khắt khe nhƣ dầu động cơ nên độ nhớt là chỉ tiêu quan trọng nhất để phân loại chúng cho các mục đích sử dụng khác nhau.

Tiêu chuẩn ISO .3448 đã phân loại độ nhớt thành 18 cấp đối với dầu công nghiệp nói chung và dầu thủy lực nói riêng.

2.2 Phân loại theo công dụng và lĩnh vực sử dụng

Ngoài phân loại theo độ nhớt nói trên, để đơn giản hóa cách phân loại dầu bôi trơn công nghiệp, trong giao dịch ngƣời ta thƣờng phân loại theo công dụng và lĩnh vực sử dụng nhƣ:

- Dầu nhờn bôi trơn hệ thống thiết bị dạng hở

- Dầu nhờn truyền động bánh răng

- Dầu máy nén (máy nén khí và máy lạnh)

- Dầu thủy lực

- Dầu cách điện

- Dầu gia công kim loại

- Dầu tuabin

Tiêu chuẩn ISO 67430/0-1981 cũng tiên hành phân loại theo công dụng và lĩnh vực sử dụng của dầu bôi trơn và phân thành 18 loại.

Tuy nhiên, do sự phân loại theo tiêu chuẩn ISO 6743/0-1981 là tổng quan và để giúp cho ngƣời sử dụng dễ tra cứu, lựa chọn nhanh các loại dầu cần thiết, tổ chức ISO đã tiếp phân sâu thêm thành 4 nhóm dầu bôi trơn công nghiệp thep các tiêu chuẩn sâu:

- Tiêu chuẩn ISO 6743/1-1981: phân loại theo nhóm A: hệ bôi trơn hở

- Tiêu chuẩn ISO 6743/2-1981: phân loại theo nhóm F: trục chính, ổ trục, mối nối

- Tiêu chuẩn ISO 6743/3-1981: phân loại theo nhóm dầu máy nén (máy lạnh và bơm chân không)

- Tiêu chuẩn ISO 6743/4-1981: phân loại theo nhóm cho dầu thủy lực Ngoài ra, ISO cũng ban hành tiêu chuẩn ISO 3498-1979: phân loại cho nhóm vật liệu bôi trơn máy cái.

2.2.1 Tiêu chuẩn ISO 6743/1-1981: tiêu chuẩn này phân loại chi tiết cho dầu nhờn nhóm A của tiêu chuẩn ISO 6743/0 áp dụng cho hệ bôi trơn hở.

Nhóm dầu này bao gồm dầu khoáng tinh chế và chƣa tinh chế dùng để bôi trơn hệ bánh răng hở, cán thép, các cơ cấu tải trọng nhẹ và tải trọng lớn.

2.2.2 Tiêu chuẩn ISO 6743/2-1981: tiêu chuẩn này phân loại chi tiết cho dầu nhớn nhóm F của tiêu chuẩn ISO 6743/0, áp dụng cho trục chính, ổ trục và các mối nối ổ trục. Nhóm dầu này bao gồm dầu khoáng tinh có pha phụ gia, dùng để bôi trơn cácc cơ cấu tốc độ nhanh. Trong phân loại này có đƣa điều kiện sử dụng dầu trong các chi tiết máy và giới hạn lực chọn dầu nhờn theo thành phần phụ gia.

2.2.3 Tiêu chuẩn ISO 6743/3-1981: tiêu chuần này phân loại chi tiêt cho dầu nhờn nhóm D của tiêu chuẩn ISO 6743/0, áp dụng cho máy nén (máy nén khi có máy lạnh và bơm chân không).

Tiêu chuẩn này qui định loại và chế độ làm việc của máy nén và bơm chân không, đồng thời hƣớng dẫn sử dụng dầu bôi trơn để phù hợp với điều kiện sử dụng và đảm bảo hoạt động an toàn cho máy nén tĩnh về phƣơng diện chống cháy nổ.

2.2.4 Tiêu chuẩn ISO 6743/4-1981: phân loại theo nhóm cho dầu thủy lực Tiêu chuẩn này áp dụng cho dầu thủy lực pha phụ gia và không pha phụ gia, cho chất lỏng tổng hợp , dung dịch hóa chất dùng trong truyền động thủy lực khối, truyền động cơ thủy lực và truyền động thủy lực động.

2.2.5 Tiêu chuẩn ISO 3498-1979: phân loại cho nhóm vật liệu bôi trơn máy cái.

Tiêu chuẩn ISO 3498-1979 cho phép các nhà chế tạo thiết bị có thể hƣớng dẫn sử dụng dầu nhờn và mỡ nhờn bôi trơn cho máy cái, trong đó có thể loại bỏ những giới hạn không cần thiết, hoặc hƣớng dẫn cách sử dụng những sản phẩm dầu có trong tƣơng lai.

Trong phân loại theo tiêu chuẩn này có đƣa ra những yêu cầu đặc biệt của nhà chế tạo máy đối với dầu nhờn và cho biết rõ vật liệu bôi trơn phải phù hợp khi tiếp xúc với các chi tiết máy hoặc tiếp xúc với vật bịt kín là cao su.

2.2.6 Phân loại theo Hiệp hội chế tạo truyền thông bánh răng Mỹ (AGMA) : Phân loại dầu nhờn cho truyền động bánh răng của thiết bị công nghiệp còn

đƣợc các tập đoàn chế tạo bánh răng của Mỹ nghiên cứu và lập ra, trong đó có dầu nhờn khoáng pha phụ gia chống oxy hóa, chống ăn mòn, có khả năng đẩy nƣớc và mức độ sạch của dầu, chống kẹt xƣớc.. Ngoài chỉ số nhớt (không nhỏ hơn 90) và độ bền ôxy hóa, phân loại AGMA còn đánh giá khả năng chống ăn mòn, chống rỉ, chống tạo bọt, đẩy nƣớc và độ sạch dầu. Đối với dầu có pha phụ gia chống kẹt xƣớc, nó còn đánh giá thêm khả năng chống kẹt xƣớc và tính hòa tan của phụ gia.

Một phần của tài liệu Vai trò của các sản phẩm dầu mỏ (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)