Dung môi và xăng dung môi

Một phần của tài liệu Vai trò của các sản phẩm dầu mỏ (Trang 164 - 166)

Dung môi là chất lỏng dùng để hoà tan những chất khác. Dung môi nói chung đƣợc áp dụng rộng rãi để chiết dầu mỡ thực vật, để sản xuất keo trong công nghiệp cao su và chế tạo vécni và sơn dầu. Ngoài ra dung môi còn đƣợc sử dụng trong các mục đích kỹ thuật khác nhƣ rửa các chi tiết máy, giặt quần áo, tổng hợp da nhân tạo,...

Dung môi nói chung bao gồm có:

- Nhóm xăng dung môi, trong đó gồm có xăng dung môi dùng cho công nghiệp cao su, xăng dung môi dùng trong công nghiệp sơn và xăng dung môi dùng trong các mục đích kỹ thuật

- Dung môi dầu mỏ

- Ete dầu mỏ

2.1 Xăng dung môi

Xăng dung môi là hỗn hợp của các parafin, các xycloparafin và các hydrocacbon thơm có giới hạn sôi giữa 150 oC đến 220 o

C.

Xăng dung môi là chất lỏng trong suốt, ổn định hoá học, không ăn mòn và có mùi êm dịu.

Xăng dung môi đƣợc áp dụng rộng rãi để chiết dầu và mỡ thực vật, để sản xuất keo trong công nghiệp cao su, chế tạo sơn và vécni. Ngoài ra, chúng còn đƣợc sử dụng cho các mục đích kỹ thuật khác nhau nhƣ rửa các chi tiết máy, giặt quần áo, tổng hợp da nhân tạo.

2.1.1 Xăng dung môi dùng cho công nghiệp cao su

Là phân đoạn có nhiệt độ sôi thấp, chƣng cất trực tiếp từ dầu mỏ hoặc từ quá trình reforming xúc tác đã đƣợc khử thơm.

Xăng dung môi có giới hạn khoảng sôi hẹp (80 - 120 oC) nhằm đảm bảo cho chúng có khả năng bay hơi nhanh. Các loại xăng dung môi đƣợc dùng để chế biến keo cao su các loại khác nhau.

Hàm lƣợng hydrocacbon thơm trong xăng dung môi theo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp không đƣợc vƣợt quá 3%.

2.1.2 Xăng dung môi dùng trong công nghiệp sơn (White spirit)

xăng chƣng cất trực tiếp từ dầu mỏ và đƣợc chƣng cất lại trong khoảng sôi hẹp 165 – 200 oC. Hàm lƣợng hydrocacbon thơm đạt tới 16%.

Xăng dung môi (White spirit) hay còn gọi là xăng trắng hoặc xăng thơm, thuộc họ dung môi hydrocacbon. Về bản chất, xăng dung môi (White spirit) là một sản phẩm dầu mỏ đƣợc lấy từ cuối phân đoạn xăng và đầu phân đoạn kerosene.

Xăng dung môi đƣợc sử dụng chủ yếu trong công nghiệp sơn dầu và một số ngành công nghiệp khác nhƣ làm chất pha sơn, làm khô sơn cho in màu trên vải. Vì vậy, nó còn có tên là xăng pha sơn. Ngoài ra, nó còn đƣợc dùng để khử dầu mỡ trên bề mặt kim loại, pha chế chất đánh bóng, lau khô.

Loại xăng này phải hoà tan tất cả các thành phần không bay hơi của sơn, bay hơi không có mùi, có vận tốc bay hơi đƣợc xác định (không bay hơi nhanh quá và cũng không bay hơi chậm quá làm ảnh hƣởng đến bề mặt của sơn).

2.1.3 Xăng dung môi dùng trong mục đích kỹ thuật

Xăng dung môi dùng cho các mục đích kỹ thuật công nghiệp có thành phần phân đoạn rộng lớn hơn ứng với khoảng sôi 45 – 170 oC. Nó là xăng đƣợc chƣng cất trực tiếp, không có hydrocacbon loại C2H5-, không có chất thơm (hàm lƣợng hydrocacbon thơm không quy định).

Xăng dung môi kỹ thuật đƣợc dùng làm dung môi trong ngành công nghiệp da nhân tạo, dùng để làm sạch vải, rửa kim loại và các chi tiết chống ăn mòn.

Xăng này có độ sôi đầu là nhỏ nhất so với các loại xăng dung môi (không thấp hơn 45 oC), là loại chất lỏng dễ bay hơi, độc hại và dễ cháy nổ.

2.1.4 Xăng chiết

Là xăng thông qua quá trình reforming bằng xúc tác, đã đƣợc tách chất thơm và có thành phần cất hẹp.

Xăng chiết đƣợc dùng chủ yếu trong các nhà máy sản xuất dầu dùng phƣơng pháp chiết để thu đƣợc dầu thực vật, dùng để tách mỡ khỏi da. Ngoài ra, xăng chiết cũng đƣợc dùng làm dung môi trong công nghiệp cao su va sơn dầu (loại làm khô nhanh).

2.2 Dung môi dầu mỏ

Dung môi dầu mỏ là hổn hợp chủ yếu của các hydrocacbon thơm, có thành phần cất từ 110 – 200 o

C.

Dung môi dầu mỏ đƣợc sản xuất chủ yếu từ các quá trình nhiệt phân các phần cất của dầu mỏ nhƣ dầu hoả - gazoin. Những phân đoạn này thƣờng

cho sản lƣợng cao nhất về các loại hydrocacbon thơm nhẹ, đồng thời có hiện tƣợng tạo cốc tƣơng đối nhỏ. Các phân đoạn dầu hoả -gazoin gốc naphthen (có chứa 30-60% hydrocacbon naphthen) là nguyên liệu tốt nhất để nhiệt phân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dung môi dầu mỏ đƣợc dùng trong công nghiệp tráng men, sơn dầu và nhuộm. Các phân đoạn dầu mỏ gốc parafin có lẫn hydrocacbon không no (là các sản phẩm của quá trình cracking) cũng đƣợc sử dụng để làm nguyên liệu nhiệt phân. Tuy nhiên, sử dụng các nguyên liệu có hàm lƣợng các hợp chất không no cao khi nhiệt phân sẽ cho lƣợng cốc tƣơng đối cao, hạ thấp sản lƣợng khí đốt và hydrocacbon thơm nhẹ.

Với quá trình reforming xúc tác đang đƣợc áp dụng phổ biến đã cho phép thu đƣợc sản lƣợng khá cao các loại hydrocacbon thơm nhẹ có độ tinh khiết cao.

Quá trình tách và thu các loại hydrocacbon thơm từ sản phẩm của quá trình reforming xúc tác nói trên có thể đƣợc thực hiện bằng nhiều phƣơng pháp nhƣ chƣng cất đồng sôi, tách bằng các dung môi tƣơng ứng, hấp thu bằng silicagen,...

Trong công nghiệp, thƣờng sử dụng phƣơng pháp tách bằng dietylenglycol để tách riêng biệt từng loại hydrocacbon thơm và thƣờng đạt từ 75 đến 90%, tuỳ theo từng phƣơng pháp và chất lƣợng sản phẩm cụ thể

Ngƣời ta thƣờng lợi dụng những sự khác biệt trong các tính chất vật lý để tách những hydrocacbon thơm C8H10 ra thành những chất đồng phân riêng (o- , m-, p-Xylen và etylbenzen). O-Xylen và etylbenzen đƣợc tách bằng phƣơng pháp tinh cất, còn p-Xylen đƣợc tách bằng phƣơng pháp kết tinh ở nhiệt độ thâp.

Dung môi dầu mỏ đƣợc dùng cho công nghiệp sơn và đƣợc dùng để sản xuất vécni, sơn, sơn tráng men,...

Các sản phẩm điển hình của dung môi dầu mỏ là: benzen, toluen , xylen.

2.3 Ete dầu mỏ

Ete dầu mỏ (Petroleum ether) là hỗn hợp của các loại hydrocacbon dãy mêtan và thu đƣợc từ các sản phẩm chƣng cất trực tiếp, sản phẩm alkyl hoá và các sản phẩm tổng hợp. Chúng đƣợc lƣu hành dƣới 2 nhãn mác: 40–70 và 70–100 ứng với giới hạn sôi.

Một phần của tài liệu Vai trò của các sản phẩm dầu mỏ (Trang 164 - 166)