Thực trạng giá thành xây dựng ở giai đoạn thực hiện đầu tư

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện quản lý giá thành của khu vực Nhà nước ở Việt Nam (Trang 32 - 34)

Qua nghiên cứu và phân tích kết quả thẩm tra của Viện kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng trong 100 dự toán xây dựng một số loại CTXD (dân dụng, công

nghiệp, cấp thoát nước đô thị, giao thông, thuỷ lợi) sử dụng bằng nguồn vốn Nhà

nước do Trung ương và địa phương đầu tư, quản lý, xây dựng tại các tỉnh, thành phố (24 tỉnh, thành phố ở vùng đồng bằng, trung du, miền núi và tây nguyên) do tổ

chức tư vấn thiết kế các chuyên ngành thuộc các Bộ, địa phương lập và đã được thẩm tra cho thấy rằng:

- Tính chuẩn xác của giá trị dự toán xây dựng không cao, thậm chí có những

công trình giá trị dự toán xây dựng tính toán không phù hợp với quy mô, yêu cầu kỹ

thuật, điều kiện xây dựng công trình (xây dựng đài phát thanh phát sóng Bắc Bộvà Nam Bộ, xây dựng kè Thanh Trì, Liên Trì, Hà Nội...) có những CTXD khi nhà

nước đã thay đổi, bổ sung nhiều chính sách về giá cả và tiền lương (bổ sung nhiều

khoản phụ cấp có tính chất l ương cho công trình).

- Công trình cóđơn giá XDCB mới làm căn cứ lập dự toán đã gần một năm,

thế nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn phê duyệt giá trị dự toán xây dựng theo các qui định cũ (công trình thuỷ lợi Thạch Nham tỉnh Quảng Ngãi, thuỷ lợi sông Quao tỉnh Bình Thuận...) làm cho vốn xây dựng khi lập và trình duyệt lại phải bổ sung

thêm từ 20- 37%, lại còn có một số CTXD ở thành phố Hồ Chí Minh và ở Bắc

Giang nhưng dự toán xây dựng lại tính tr ên cơ sở đơn giá XDCB của thành phố Hà Nội ... 83% số công trình giá trị dự toán xây dựng do t ư vấn thiết kế lập sau khi

thẩm tra đều giảm đi từ 0,7 - 36%.

Tóm lại trong tất cả các công trìnhđược chọn ở trên, thì số công trình có mức

giảm giá trị dự toán chiếm tỷ lệ nhiều nhất: công trình dân dụng(86,74%), công trình cấp thoát nước đô thị (88,89%), công trình công nghiệp + sản xuất vật liệu xây dựng

và công trình giao thông (83,33%); số công trình có mức biến động tăng giá trị dự

toán chiếm tỷ lệ cao nhất là công trình thuỷ lợi (80%)...và bình quân chung số công

trình có mức tăng hoặc giảm giá trị dự toán là 83%.

Mức tăng hoặc giảm giá trị dự toán với tỷ lệ lớn h ơn 5% chiếm tỷ trọng lớn

nhất:công trình dân dụng (58,8%), công trình cấp thoát nước đô thị (77,77%), công

trình thuỷ lợi (80%)... và tính bình quân chung số công trình có mức tăng hoặc giảm

giá trị dự toán với tỷ lệ lớn hơn 5% là 61%.

Đối với một số công trình xây dựng tại các khu vực địa ph ương đều do các tổ

chức tư vấn thiết kế chuyên ngành thuộc các Bộ, các địa ph ương lập sau khi được cơ quan chuyên môn có ch ức năng quản lý xây dựng thẩm tra đều có sự sai lệch, có

công trình sau khi thẩm tra, giá trị dự toán lắp đặt thiết bị giảm đi đến 63,64% do áp

về nhóm thiết bị, về phương thức (hạng) lắp đặt...(nhà máy đường EaKnốp tỉnh Đắc

Lắc); có công trình giá trị dự toán xây dựng tăng l ên đến 36,89% do dự toán lập không theo đúng nội dung trong chỉ dẫn kỹ thuật ví dụ nh ư công trình xây dựng kè Thanh Trì tại Hà Nội.

Trong các CTXD được nghiên cứu, có khoảng 9 công trình xây dựng có qui

mô lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, nền móng địa chất công trình và địa chất thuỷ văn

phức tạp (công trình giao thông, thuỷ lợi, xi măng và dân dụng đặc biệt), giá trị dự

toán xây dựng trong tổng dự toán ở b ước thiết kế kỹ thuật của các công trình này cũng thay đổi phải điều chỉnh lại (số công trình phải giảm dự toán xây dựng là 4 và với mức giảm từ 2,74% đến 19,05%, số công trình cần phải tăng dự toán xây dựng

là 5 với mức tăng từ 2,94% đến 22,13%.

Các công trình còn lại (91 công trình) có yêu cầu kỹ thuật đơn giản, xử lý

nền móng không phức tạp, qui mô công trình chủ yếu thuộc các nhóm B, C giá trị

dự toán theo thiết kế kỹ thuật - thi công hầu hết đều có sự sai lệch ở mức từ 2,39%

(14,59%) là chủ yếu, chỉ có vài công trình mức biến động từ 17,92%- 33,15%. Có thể thấy rằng, mức sai lệch giá trị dự toán xây dựng của các công trình thực

hiện thiết kế một bước (thiết kế kỹ thuật - thi công) có xu hướng thấp hơn mức sai lệch

giá trị dự toán xây dựng trong tổng dự toán các công trìnhở bước thiết kế kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện quản lý giá thành của khu vực Nhà nước ở Việt Nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)