phục vụ việc nghỉ ngơi và lưu trú cho công nhân xây dựng nhưng thực tế nhà thầu
chỉ xây dựng tạm bợ nên công nhân xây dựng phải sống và trú ngụ trong thời gian
xây dựng trong cảnhrách nát và thiếu thốn.
Qua phân tích trên cho thấy đường đời của người công nhân xây dựng quá khắc nghiệt nên buộc họ dần dần phải giã từ ngành xây dựng và xin vào làm công nhân các khu công nghiệp với điều kiện làm việckhông quá khắc nghiệt như ở công
trường và được bảo đảm đượcquyền lợi của người lao động.
Hiện nay, ngành xây dựng chưa có nơi nào đào tạo công nhân xây dựng đ ược
bài bản và ban hành quy định chế độ bảo vệ quyền lợi của họ. Họ phải học lóm từ người đi trước từ khi làm cu li khuân vác vật liệu đến công đoạn trộn hồ rồi tô trát xây dựng qua các thời kỳ làm việc. Do đó, dẫn đến việc ngành xây dựng hiện nay
thiếu hụt công nhân là điều tất yếu.
2.3.9. Hạn chế của những cải tiến lớn của Chính phủ trong quản lý giáthành xây dựng. thành xây dựng.
Mặc dù đã có khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng được ban hành trong những năm vừa qua nhưng các quy định này chưa bao quát được những nội dung và yêu cầu về quản lý chi phí đầu t ư xây dựng công
Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về Quản lý chi phí đầu t ư xây
dựng công trình vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Không chỉ đổi mới trong
các nội dung xây dựng TMĐT, dự toán công trình, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, Nghị định này được giới xây dựng kỳ vọng là sẽ đưa công tác lập,
xây dựng, quản lý chi phí xây dựng tiệm cận h ơn thông lệ quốc tế và sát với giá cả
thực tế trên thị trường. Trước đây khi Nghị định 99 chưa được ban hành, những bất
cập về vấn đề này đã bộc lộ trong một thời gian khá dài, thay vì cần có một sự thay đổi lớn trong tư duy, phương pháp qu ản lý giá thành xây dựng thì các quy định lạc
hậu đó lại được “vá víu, sửa đổi” bằng những quy định thậm chí là còn gây nhiều vướng mắc hơn cho các đơn vị thực hiện.
Đến nay, có thể thấy rằng Nghị định 99/2007/NĐ - CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng vừa được ban hành về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu từ thực tế. Điểm nổi bật nhất của Nghị định này chính là việc đã hài hoà được 2 mục tiêu: hiệu
quả đầu tư và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị tr ường. Hay nói một cách khác là Nhà nước thừa nhận các công trình xây dựng dân dụng hay giao thông cũng chịu
sự tác động của các quy luật của thị tr ường như bất kỳ loại hàng hoá bình thường
khác.Theo đó, TMĐT, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp với độ dài thời gian xây dựng công trình. TMĐT là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu t ư xây dựng công trình. Đây là phương pháp xây
dựng TMĐT phổ biến tại các Dự án ODA.
Như vậy khác với cách xây dựng TMĐT, dự toán tr ước đây, Nghị định 99 (NĐ 99) cho phép chủ đầu tư đưa yếu tố dự phòng trượt giá theo độ dài thời gian
xây dựng và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình. Quy định
này khắc phục những tồn tại của quy định hiện nay khi ấn định một tỷ lệ dự phòng cứng nhắc (thường là không vượt quá 10% TMĐT).
Liên quan đến định mức xây dựng, theo quy định mới, Bộ Xây dựng chỉ ban hành phương pháp lập định mức và công bố các định mức xây dựng chung. Các Bộ,
ngành, UBND cấp tỉnh xây dựng, công bố các định mức xây dựng công trình, công việc đặc thù của ngành, địa phương. Đối với việc xây dựng các định mức ch ưa có
hoặc điều chỉnh các loại định mức ch ưa phù hợp, Nghị định 99 đã giao quyền chủ động cho chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn. Cách làm này một mặt xã hội hoá công tác
xây dựng định mức mặt khác phù hợp với việc phát triển nhanh chóng của công
nghệ xây dựng, tính đa dạng trong xây dựng công trình và khắc phục tính cứng
nhắc, phức tạp trong việc điều ch ỉnh các loại định mức tr ước đây.
Do đó,Chính phủ ban hành Nghị định 99/NĐ - CP được coi là bước tiến dài trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Có rất nhiều đổi mới trong văn bản h ướng
dẫn Luật Xây dựng này liên quan đến việc xây dựng TMĐT; dự toán; định mức và giá; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; thanh quyết toán vốn đầu t ư; quản lý Nhà
nước về chi phí đầu tư xây dựng công trình... theo hướng tiệm cận hơn với thông lệ
quốc tế và giá cả thị trường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, do có "tham vọng" giải
quyết quá nhiều vấn đề lớn nên dù có hiệu lực nhưng NĐ 99 chắc chắn chưa thể
sớm đi vào cuộc sống.
Một trong những điểm nhấn quan trọng của NĐ99 chính là việc TMĐT, dự
toán phải phản ánh chính xác giá trị thực đầu t ư xây dựng công trình. Điều này có nghĩa là các định mức, đơn giá do Nhà nước ban hành phải tiệm cận tối đa các chi
phí có thực do nhà thầu đã bỏ ra.
Điều này thể hiện rõ nhất ở việc lập và thẩm định đơn giá tạo nên dự toán
công trình. Nếu phân cấp triệt để theo tinh thần NĐ 99 là trao quyền đócho chủ đầu tư, sự việc sẽ diễn biến theo h ướng khó kiểm soát khi các đ ơn vị được giao vốn làm chủ đầu tư tiến hành theo quan điểm riêng.
Chẳng hạn, cùng một loại hạng mục công trình có vị trí liền kề (có cùng một điều kiện thi công), nh ưng do có nhiều phương pháp xác định khác nhau, nên các chủ đầu tư khác nhau có thể xác định và đưa ra đơn giá khác nhau. Trong trư ờng
hợp này, mục tiêu lớn nhất được đề ra là quản lý chi phí đầu tư xây dựng sẽ không
thực hiện được. Sau khi công trình hoàn thành và bước vào giai đoạn hoàn công, việc xác định đúng sai, có thất thoát vốn đầu t ư hay không sẽ rất khó. Bởi, cơ quan
kiểm toán, thanh tra khó có quan điểm vừa trùng với chủ đầu tư này, lại vừa đúng
dự án, hoặc khả năng cuối cùng là xuất toán những khoản chi tiêu của hạng mục nào
đó là hoàn toàn có thể xảy ra.
Đó là chưa kể đến tình trạng, để giữ an toàn cho mình, với sự cho phép khá linh động trong việc xây dựng đ ơn giá tại NĐ99, nhiều chủ đầu tư sẽ lựa chọn sự “tiệm cận” theo quan điểm khá bảo thủ của các c ơ quan thanh tra, kiểm toán thay vì tiệm cận theo hướng thị trường- một cách tiếp cận hoàn toàn bất lợi cho các đơn vị
thi công. Do đó có thể nói rằng Nghị định 99 khó có khả năng thực hiện cho các
Chủ đầu tư và các cơ quan kiểm tra, kiểm sóat.
2.4.Đánh giá chung về hiện trạng quản lý giá thành xây dựng ở Việt Nam.2.4.1. Những thành tựu trong quản lý giá thành xây dựng: