Sử dụng thuốc cầm máu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU Pha loãng máu đẳng thể tích trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng toàn phần (Trang 27 - 28)

Nhóm thuốc ức chế tiêu sợi huyết như aprotinin và tranexamic acid được sử dụng với mục đích làm giảm mất máu trong mổ do đó giảm được tỷ lệ BN phải truyền máu đồng loại.

Khi đưa vào cơ thể, aprotinin tạo thành phức hợp tạm thời với một số

men phân huỷ protein như plasmin, trypsin, kallikrein nên có tác dụng ức chế

quá trình tiêu sợi huyết, đồng thời có tác dụng ức chế phản ứng viêm. Trong nghiên cứu tổng hợp từ 13 thử nghiệm lâm sàng trên 506 BN phẫu thuật CTCH, Shiga T. thấy aprotinin có tác dụng làm giảm mất máu trong mổ, giảm tỷ lệ BN phải truyền máu đồng loại [146].

Murkin J.M. và CS dùng liều thấp aprotinin cho các trường hợp TKHTP thấy tỷ lệ BN phải truyền máu đồng loại là 28%, trong khi đó tỷ lệ truyền máu

đồng loại trong nhóm đối chứng là 47%. Sự khác biệt về tỷ lệ BN phải truyền máu giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) [125]. Jeserschek R. cũng

đưa ra kết quả nghiên cứu tương tự như nghiên cứu của Shiga T. và Murkin J.M. [88]. Tuy nhiên, aprotinin có thể gây dị ứng, có trường hợp bị sốc phản vệ, sử dụng liều cao aprotinin dễ gây độc cho thận.

Tranexamic acid khi đưa vào cơ thể sẽ kết hợp với plasminogen, ức chế

chống phân huỷ fibrin. Ekback G. sử dụng tranexamic acid cho BN trước phẫu thuật TKHTP thấy lượng máu mất trong mổ ít hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nhóm đối chứng [57]. Theo Lemay E. và CS, tranexamic acid có tác dụng làm giảm tỷ lệ BN truyền máu đồng loại trong phẫu thuật TKHTP [98]. Tranexamic acid phải được dùng ngay trước mổ và kết hợp truyền liên tục trong mổ mới có tác dụng giảm mất máu [57], [79], [98].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU Pha loãng máu đẳng thể tích trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng toàn phần (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)