Từ kết quả nghiên cứu trình bày trong bảng 3.31 cho thấy: số lượng HC, Hb, Hct ngày thứ nhất sau phẫu thuật thấp hơn có ý nghĩa (p < 0,001), còn số
lượng TC thay đổi không có ý nghĩa (p > 0,05) so với thời điểm sau truyền máu trong cả hai nhóm BN. Ở nhóm PLMĐTT, HC giảm từ 3,51 ± 0,19 T/L xuống 3,34 ± 0,15 T/L; Hb giảm từ 105,72 ± 4,23 xuống 103,36 ± 3,21 g/L và Hct giảm từ 32,14 ± 0,71% xuống 31,52 ± 0,60%. Trong nhóm không PLMĐTT, số lượng HC giảm từ 3,59 ± 0,21 T/L xuống 3,43 ± 0,24 T/L; Hb giảm từ 106,99 ± 4,60 xuống 103,42 ± 3,32 g/L; Hct giảm từ 32,16 ± 0,62% xuống 31,45 ± 0,55%. Các chỉ số này giảm có thể do máu còn tiếp tục mất sau mổ, ngoài ra truyền dịch sau mổ có tác dụng hoà loãng máu đã làm các chỉ số
này giảm một cách tương đối. Trong nghiên cứu của Goodnough L.T., Hct ngày thứ nhất sau mổ TKHTP giảm từ 26,0 ± 6,9 xuống 25,4 ± 2,7% có ý nghĩa (p < 0,05) so với thời điểm sau mổ [63].
Ngày thứ nhất sau mổ, hồng cầu lưới (HCL) trong nhóm PLMĐTT tăng từ 1,06 ± 0,31% lên 1,43 ± 0,41%, còn ở nhóm không PLMĐT thì HCL tăng từ 1,15 ± 0,46% lên 1,52 ± 0,36% có ý nghĩa (p < 0,001) so với thời điểm sau truyền máu (bảng 3.31). Trên biểu đồ 3.3 đã thể hiện chiều hướng thay đổi của HCL qua các thời điểm nghiên cứu, HCL trong ngày thứ nhất sau mổ
trong cả hai nhóm BN đều cao hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với giá trị cơ bản trước phẫu thuật. Tăng HCL là phản ứng sinh lý của cơ quan tạo máu trong cơ thể khi có mất máu và giảm số lượng HC. Hồng cầu lưới được hình thành từ nguyên HC ưa axit vừa mất nhân, đây là những HC non mới xuất hiện trong máu ngoại vi, sau 24 - 48 giờ HCL mất lưới trở thành HC trưởng thành [14].