Vai trò của ngân hàng đầu tư (Investment Banking) trong các thương vụ

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhập - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân Hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thời kỳ hội nhập (Trang 29 - 31)

vụ thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp

Trên thế giới hàng năm có gần ngàn thương vụ thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp diễn ra, trong đó có các thương vụ sáp nhập xuyên quốc gia như ABN Amro NV của Hà Lan và Barclays PLC của Anh, có những thương vụ sau sáp nhập trở thành những tập đoàn khổng lồ như JP Morgan và Chase trở thành Tập đoàn tài chính JP Morgan Chase. Các thương vụ sáp nhập như vậy đều do các ngân hàng đầu tư đứng ra làm trung gian môi giới và tư vấn mua, bán.

Ngân hàng đầu tư đóng vai trò là đơn vị tư vấn trong các thương vụ thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp, là cầu nối giữa bên mua và bên bán, thực hiện các công việc của một đơn vị trung gian làm tư vấn, môi giới.

Ngân hàng đầu tư có các nhóm tư vấn (team works) bao gồm các chuyên gia tư vấn, chuyên viên tư vấn tài chính doanh nghiệp, các luật sư, kiểm toán viên thực hiện các công việc từ trung gian mua và bán đến việc tư vấn hoàn tất thương vụ thâu tóm và sáp nhập. Vai trò của ngân hàng đầu tư trong các thương vụ thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp bao gồm:

 Vai trò trung gian giữa mua và bán: Ngân hàng đầu tư có các nhóm chuyên tìm kiếm và xây dựng cơ sở dữ liệu về bên mua và bên bán để chuẩn bị sẵn sàng cho các nhu cầu của khách hàng. Khi có bất cứ khách hàng nào yêu cầu cần mua hoặc bán một doanh nghiệp nào đó thì nhóm tư vấn sẽ đánh giá và lựa chọn ra các đối tác tiềm năng có thể gắn kết được các bên lại với nhau. Với vai trò là đơn vị môi giới Nhóm tư vấn sẽ giúp khách hàng của họ lựa chọn được mục tiêu mua hoặc bán phù hợp xuất phát từ yêu cầu của khách hàng. Tùy theo yêu cầu của khách hàng, nhóm

tư vấn của ngân hàng đầu tư có thể tham gia vào thương vụ với tư cách là đơn vị tư vấn.

 Vai trò đơn vị tư vấn: Với đội ngũ các chuyên gia tư vấn, chuyên viên tài chính doanh nghiệp, các luật sư, kiểm toán viên, nhóm tư vấn ngân hàng đầu tư sẽ giúp cho khách hàng của họ hoàn tất thương vụ thâu tóm và sáp nhập với kết quả cao nhất. Bởi vì họ là đơn vị chuyên nghiệp trong các giao dịch tương tự, có kinh nghiệm đàm phán và thương thảo hợp đồng, kinh nghiệm thẩm tra cũng như đánh giá đơn vị mục tiêu một cách khách quan và độc lập cho nên họ đảm nhiệm toàn bộ các công việc từ việc lập kế hoạch thực hiện chi tiết, quản lý và triển khai chương trình khảo sát cẩn trọng đơn vị mục tiêu, thiết lập các bản ghi nhớ, cam kết, hợp đồng mua bán, cũng như tư vấn định giá mua, bán, phương thức thanh toán, các thủ tục kết thúc thương vụ một cách nhanh chóng …

 Vai trò tài trợ tài chính: những thương vụ thâu tóm lớn hoặc những đơn vị thâu tóm gặp khó khăn về tài chính để thực hiện thương vụ thâu tóm và sáp nhập, các đơn vị thâu tóm thường tìm đến ngân hàng đầu tư để yêu cầu được hỗ trợ về tài chính để thực hiện thành công mục tiêu của mình. Các ngân hàng đầu tư sẽ đánh giá mức độ rủi ro của thương vụ để quyết định mức độ tài trợ, mức độ tài trợ sẽ tùy thuộc vào phía đơn vị thâu tóm, ngân hàng đầu tư và qui mô của thương vụ.

 Vai trò hoạt động kinh doanh hưởng chênh lệnh giá: ngân hàng đầu tư thực hiện mua cổ phiếu của công ty được kỳ vọng là sẽ bị thâu tóm cho đến khi thương vụ được thỏa thuận xong thì bán cổ phiếu ra để kiếm lời bởi vì sau khi thỏa thuận xong, giá cổ phiếu của công ty bị thâu tóm sẽ cao hơn trước do thông tin về thương vụ thâu tóm được công bố. Thuật ngữ này cũng tương tự như thuật ngữ kinh doanh rủi ro (risk arbitrage), những người mua

cổ phiếu của công ty được cho là mục tiêu của việc thâu tóm sẽ bán cổ phiếu khi thương vụ thâu tóm đến giai đoạn kết thúc để kiếm lời. Họ đánh giá khả năng hoàn thành và theo đuổi thương vụ với tính khả thi cao.

Một số ngân hàng đầu tư có riêng bộ phận kinh doanh chênh lệch giá. Tuy nhiên, nếu một ngân hàng đầu tư đang tư vấn cho khách hàng của mình liên quan đến việc thâu tóm một công ty, thì bắt buộc có “vạn lý trường thành” được dựng lên giữa bộ phận kinh doanh chênh lệch với các chuyên viên tư vấn làm việc trực tiếp với khách hàng. Vì thế kinh doanh chênh lệch sẽ không thu được lợi nhuận từ các thông tin từ phía các chuyên viên tư vấn nhưng điều đó không dễ dàng tồn tại trên thị trường. Lợi nhuận thu được từ loại thông tin nội gián này là sự vi phạm pháp luật về chứng khoán.

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhập - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân Hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thời kỳ hội nhập (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)