Sức hấp dẫn của cổ phiếu ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhập - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân Hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thời kỳ hội nhập (Trang 59 - 62)

Trong thời gian sốt nóng của thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngân hàng được nhà đầu tư đánh giá rất cao. Cổ phiếu ngân hàng luôn được các nhà đầu tư săn mua rất nhiều, được ưu ái đặc biệt hơn so với nhiều loại cổ phiếu tiềm năng trên thị trường. Kết quả kinh doanh đầy ấn tượng của các ngân hàng trong năm 2006, 2007 là nguyên nhân khiến giá cổ phiếu ngân hàng tiếp tục giữ vị trí cao trong những loại hàng hóa có giá trị nhất trên thị trường chứng khoán. Ngoài sức hấp dẫn từ hoạt động kinh doanh ngân hàng không ngừng tăng trưởng nhanh với mức lợi nhuận ấn tượng thì yếu tố nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tham gia mua cổ phần của các ngân hàng cũng là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của cổ phiếu ngành ngân hàng. Trên thị trường OTC, giá cổ phiếu các ngân hàng mới thành lập như AB Bank, SHB, G – Bank … đã tiến rất gần những ngân hàng có thâm niên hơn, quy mô hơn, thương hiệu nổi tiếng hơn, lợi nhuận lớn hơn như VP Bank, VIB Bank, Southern Bank, Habubank,.. Sức nóng của thị trường chứng khoán đã đẩy cổ phiếu của các ngân hàng tăng lên rất cao như ACB có lúc tăng lên 290.000 đồng/ 1 cổ phiếu, STB hơn 180.000/ cổ phiếu, MB hơn 13, 3 triệu đồng/ cổ phiếu có mệnh giá 1 triệu đồng, Eximbank hơn 18 triệu đồng/ cổ phiếu mệnh giá 1 triệu đồng…. Những tháng đầu năm 2007, nhiều ngân hàng đã phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi cao hơn nhiều lần mệnh giá vẫn được nhà đầu tư lùng mua và tạo ra một khoản thặng dư khổng lồ.

Tuy nhiên, khi NHNN ra chỉ thị 03 buộc các Ngân hàng không được cho vay đầu tư chứng khoán quá 3% tổng dư nợ thì các nguồn vốn đổ vào thị trường chứng khoán bị chặn lại, thị trường phản ứng bằng những chuối ngày giao dịch sụt giảm liên tiếp, các ngân hàng phải bán chứng khoán giải chấp. Ngoại trừ cổ phiếu của ACB và STB các cổ phiếu của NHTMCP trên thị trường không chính thức sụt giảm ồ ạt và gần như đóng băng. Hơn nữa, việc các ngân hàng thường xuyên công bố kế hoạch tăng vốn theo lộ trình dẫn đến lượng cung cổ phiếu tăng

lên trong khi tính thanh khoản thấp đã làm mất tính hấp dẫn của nhóm cổ phiếu này. Bên cạnh đó, thị trường tài chính trong nước cũng như quốc tế đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, những thay đổi chính sách vĩ mô cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tớí hoạt động của ngân hàng … Những mức lợi nhuận cao được công bố cũng làm cho nhà đầu tư lo ngại về tính xác thực của những con số này.

Đồng thời vào đầu năm 2008, hàng loạt thông tin xấu của ngành tài chính Mỹ và toàn cầu ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt nam, chính sách tiền tệ thắt chặt được NHNN áp dụng để kiềm chế lạm phát làm dấy lên tâm lý lo ngại về hoạt động của các ngân hàng. Các NHTMCP đồng loạt điều chỉnh lợi nhuận giảm so với dự tính làm cho tâm lý “sợ hãi” của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán biến thành hành động. Sự bi quan của các nhà đầu tư đã đẩy giá cổ phiếu ngành ngân hàng xuống thấp chưa từng có. Trên thị trường niêm yết, hai cổ phiếu ACB và STB liên tục bị đổ ra bán tháo, sau 6 tháng đầu năm ACB và STB mất đi 50% thị giá so với thời điểm đầu năm. Trên thị trường tự do, cổ phiếu của các NHTMCP bị rớt giá còn tồi tệ hơn: AB Bank xuống thấp hơn mệnh giá (8.800 đồng/ cổ phiếu), VCB xuống chỉ còn 30.000 đồng/ cổ phiếu. Cổ phiếu của Eximbank, VP Bank, Techcombank, Miltary Bank … là những cổ phiếu còn có tính thanh khoản trên thị trường, những cổ phiếu của NHTMCP khác rất hiếm có giao dịch, hoặc chỉ rao bán một chiều.

Bảng 2.13: Giá cổ phiếu của một số NHTMCP trong những giao dịch gần đây:

NGÂN HÀNG GIÁ CAO NHẤT GIÁ THẤP NHẤT

AB Bank 9.000 10.000

Đông Á Bank 26.000 27.000

Eximbank 20.000 21.000

Military Bank 14.500 16.000 Marit Bank 8.500 9.000 Ocean Bank 12.000 13.000 Southern Bank 13.000 14.000 SaigonBank 10.500 11.000 Saigon-Hanoi Bank 6.800 7.200 Techcombank 22.500 23.000 Vietcombank 38.000 38.500 VIB Bank 13.000 14.000 VP Bank 10.000 11.000

Nguồn: Công ty CP chứng khoán Thăng Long

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhập - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân Hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thời kỳ hội nhập (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)