0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tính tất yếu khách quan, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế quốc

Một phần của tài liệu THÂU TÓM VÀ SÁP NHẬP - GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP (Trang 70 -77 )

tế của quá trình thâu tóm và sáp nhập ngân hàng

Theo danh sách xếp hạng của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế, GDP bình quân đầu người của Việt Nam được xếp hạng thứ 123/180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thu nhập thấp, dân số đông (hơn 84 triệu người), tổng giá trị GDP đạt

khoảng 65 tỉ USD nhưng cả nước có 36 NHTMCP, 05 NHTMQD, 37 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh và 01 ngân hàng chính sách. Do nước ta có quá nhiều ngân hàng trong khi đó chưa có ngân hàng thực sự đủ mạnh, các ngân hàng đã phát triển quá nhanh theo chiều rộng, mở rộng qui mô, mạng lưới để huy động vốn dẫn đến các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt với nhau như cuộc đua về lãi suất tiền gửi, tranh giành khách hàng doanh nghiệp để cung cấp tín dụng nhưng lại không đầu tư mạnh vào các sản phẩm tiện ích. Do việc mở rộng qui mô quá nhanh dẫn đến thiếu nhân sự trụ cột làm cho công tác quản trị ngân hàng không theo kịp qui mô phát triển, rủi ro hệ thống ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến việc lộ dần những ngân hàng yếu kém, nợ xấu cao, hiệu quả kinh doanh thấp, tính thanh khoản bị khủng hoảng. Thời điểm 06 tháng cuối năm 2008 lợi nhuận của các ngân hàng sẽ bị suy giảm rõ nét do ảnh hưởng của lạm phát, chính sách tiền tệ thắt chặt và suy giảm kinh tế từ những tháng đầu năm, hơn nữa, trong điều kiện lạm phát các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, chi phí tăng cao, sản lượng sản xuất giảm dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm sút, khả năng chi trả lãi vay, nợ gốc sẽ giảm thấp, đồng thời thời điểm cuối năm sẽ là thời điểm đáo hạn của nhiều hợp đồng vay vốn tài trợ cho bất động sản nên nợ xấu sẽ tăng cao.

Hơn nữa, các NHTMCP muốn tăng năng lực tài chính bằng cách tăng vốn điều lệ nhưng thời điểm năm 2008 thị trường chứng khoán có những diễn biến xấu, cổ phiếu ngân hàng không còn được đánh giá là cổ phiếu “vua” như hồi năm 2006 – 2007, một số cổ phiếu của NHTMCP xuống dưới mức mệnh giá. Trong khi đó Uûy ban chứng khoán Nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc chào bán cổ phiếu ra công chúng cho nên các NHTMCP đều gặp khó khi tăng vốn. Do vậy các NHTMCP đã chọn con đường tăng vốn điều lệ bằng cách chia thặng dư vốn cổ

phần, chia cổ tức bằng cổ phiếu và bán cổ phần cho đối tác chiến lược là các ngân hàng nước ngoài, một số NHTMCP đã bán cho đối tác là ngân hàng nước ngoài lên đến 20% vốn điều lệ với kỳ vọng các ngân hàng nước ngoài sẽ giúp NHTMCP Việt Nam về quản trị ngân hàng, thay đổi công nghệ, đào tạo… tuy nhiên, đến thời điểm này hiệu quả của việc hỗ trợ không được như kỳ vọng. Nhưng mục tiêu của các ngân hàng nước ngoài thì lại hoàn toàn khác, do đến năm 2010 thị trường tài chính của Việt Nam mới mở cửa hoàn toàn cho nên các ngân hàng nước ngoài muốn sử dụng các ngân hàng Việt Nam để triển khai các sản phẩm của mình trên thị trường Việt Nam đến một thời gian cho phép họ sẽ tìm cách thâu tóm quyền kiểm soát ngân hàng Việt Nam. So với con đường thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài thì con đường trở thành đối tác chiến lược tại các NHTMCP Việt Nam của các ngân hàng nước ngoài tỏ ra khá khôn ngoan và hiệu quả. Đồng thời một số NHTMCP Việt Nam cũng đang tìm kiếm đối tác chiến lược là các ngân hàng nước ngoài như SeaBank mới đề nghị Ngân hàng nhà nước cho phép bán 15% vốn điều lệ cho đối tác nước ngoài làSociété Générale của Pháp.

Vì vậy, thay vì tăng cường tìm kiếm đối tác chiến lược là các ngân hàng nước ngoài, tăng cường mở rộng thị trường thông qua việc thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch mới sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí mới có thể đạt được mục tiêu đề ra các NHTMCP Việt Nam nên nghiên cứu tìm kiếm để lựa chọn ngân hàng mục tiêu nhằm thâu tóm và sáp nhập tạo nên một ngân hàng lớn mạnh đủ năng lực tài chính và qui mô để trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh cạnh tranh lại với các ngân hàng nước ngoài.

Thâu tóm và sáp nhập ngân hàng là xu thế lớn của ngành ngân hàng và tài chính trên thế giới song hàng cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tác động của quá trình toàn cầu hóa phải kể đến thành công của các ngân hàng

Trung Quốc trong quá trình hội nhập và khẳng định năng lực cạnh tranh của mình bằng con đường thâu tóm và sáp nhập ngân hàng. Vào thời điểm đầu tháng 6 năm 2008, China Merchants Bank – Thẩm Quyến Trung Quốc đã bỏ ra 4,7 tỷ USD lớn gấp gần ba lần giá trị sổ sách của Wing Lung Bank của HồngKông để thâu tóm ngân hàng này. China Merchants đã vượt qua hai đối thủ khác trong cuộc đua thâu tóm ngân hàng Wing Lung Bank là Ngân hàng công thương Trung Quốc và Ngân hàng ANZ của Australia và New Zealand.

Một thí dụ điển hình khác nữa ở Châu Á là thương vụ sáp nhập giữa ngân hàng UFJ và Mitsibishi Tokyo cho ra đời Ngân hàng MUFG, ngân hàng lớn nhất thế giới, được cho là có tác động làm chấm dứt cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Nhật Bản thời kỳ 2005. Thực tế tại thời điểm đó hệ thống tài chính của Nhật Bản hoạt động ì ạch, do các ngân hàng vẫn phải gánh chịu những khoản cho vay xấu chồng chất và nhu cầu vay mới giảm đáng kể từ khi thị trường chứng khoán và bất động sản bong bóng sụp đổ hồi đầu những năm 1990. Tổng khoản nợ xấu của Misubishi Tokyo – UFJ ước tính là 5.300 tỷ yên, trong khi Sumitomo Mitsui là 3.300 tỷ yên và Mizuho 3.200 tỷ yên. Hơn nữa, mặc dù hoạt động kinh doanh của nhiều ngân hàng Nhật Bản đã có tiến bộ nhưng các ngân hàng này vẫn không có lãi trong các giao dịch với các ngân hàng Mỹ và Châu Aâu. Do đó, việc tiếp quản UFJ – ngân hàng hoạt động có lãi ít nhất trong 4 đại gia của Nhật Bản bởi ngân hàng Misubishi Tokyo, vốn được đánh giá là ngân hàng mạnh nhất hiện nay, là một dấu hiệu tích cực trong nỗ lực cải thiện hệ thống tài chính trong nước. Theo các nhà phân tích, vụ sáp nhập này sẽ làm giảm bớt nguy cơ phá sản của UFJ và đồng thời khôi phục lòng tin cho người dân. Ngay khi thông tin về triển vọng của vụ sáp nhập được công bố, cổ phiếu của UFJ đã tăng 11% lên 522.000 yên/cổ phiếu (4.823 USD/cổ phiếu) và cổ phiếu của Mitsubishi cũng tăng lên 7,4% lên 1,03 triệu yên (9.516 USD/cổ phiếu). Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế

cớ quan chứng khoán ING ở Tokyo, vụ sáp nhập này thực sự có thể mang lại lợi ích nhiều hơn các cuộc sáp nhập trước đó. Năm 2003, UFJ đã bị thua lỗ khoảng 3,7 tỷ USD và dường như ngân hàng lớn thứ 4 Nhật Bản này không có khả năng đáp ứng được mục tiêu theo yêu cầu của Chính Phủ là giảm một nửa số cho vay xấu 34,5 tỷ USD vào tháng 3 năm 2005. Còn đối với Mitsubishi Tokyo, mua được UFJ đồng nghĩa với việc sở hữu một ngân hàng có hệ thống khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mitsubishi Tokyo, là ngân hàng mạnh nhất Nhật Bản có hệ thống khách hàng là các tập đoàn lớn có trụ sở tại thủ đô Tokyo đặc biệt các công ty con của tập đoàn Mitsubishi là khách hàng truyền thống. Hơn nữa, sự đa dạng hóa các nguồn doanh thu sẽ nâng Mitsubishi lên một vị trí cao hơn các đối thủ còn lại. Sau vụ sáp nhập này, Nhật Bản chỉ còn 7 ngân hàng chủ chốt, giảm từ 21 ngân hàng cách đây 9 năm. Vụ sáp nhập này có thể tạo ra làn sóng sáp nhập các ngân hàng nhỏ và yếu hơn của Nhật Bản.

Tại Malaysia hoạt động thâu tóm và sáp nhập ngân hàng cũng diễn ra rất sôi động trọng thời gian qua, điển hình là thương vụ ECM Libra Bhd. và Avenue Capital Resources Bhd. ECM Libra Bhd. bán ECM Libra Securities, chi nhánh tư vấn đầu tư ECM Libra Capital và chi nhánh quản lý quỹ ECM Libra Capital Markets cho đối thủ Avenue với giá 293 triệu ringgit (75 triệu USD). Số tiền này được Avenue thanh toán bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Sau khi sáp nhập, ngân hàng mới sẽ có tổng số vốn hơn 500 triệu ringgit (133 triệu USD). Các nhà phân tích đánh giá đây là thương vụ sáp nhập lý tưởng do ECM Libra có thế mạnh về tư vấn công ty, trong khi Avenue là công ty quản lý tài sản hàng đầu.

Hoạt động sát nhập xuyên quốc gia nổi tiếng nhất phải kể đến thương vụ ABN Amro NV của Hà Lan và Barclays PLC của Anh theo đó Barclays mua mỗi cổ phiếu hiện tại của ABN Amro với giá 49,25 USD, giá trị thương vụ là 91,16 tỷ USD. Thương vụ sáp nhập được kỳ vọng là giúp ngân hàng mới tăng

trưởng lợi nhuận ở mức cao gấp đôi GDP của thế giới, qua đó tạo lợi thế cạnh tranh mạnh, phục vụ khách hàng tốt hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn cho các cổ đông. Trước khi thực hiện sáp nhập, ABN Amro xếp thứ 8 tại Châu Aâu và xếp thứ 13 trên thế giới về tổng tài sản với 4.500 chi nhánh trên 53 quốc gia, với khoảng 11.000 nhân công, tổng tài sản là 999 tỷ EURO. ABN Amro đối mặt với nhu cầu thay đổi mang tính bước ngoặt từ đầu năm 2007, do từ năm 2000 ngân hàng này đã đặt ra mục tiêu trở thành top 5 của Châu Âu trong số tập đoàn cung qui mô xét theo tiêu chí ROE, nhưng kết quả tài chính năm 2006 làm cho các nhà đâu tư nghi ngờ về tính hiện thực của mục tiêu này. Chi phí hoạt động tăng nhanh hơn doanh thu hoạt động, hàm ý rằng càng mở rộng qui mô sẽ càng làm giảm hiệu quả. Hiệu suất đã giảm tới mức 69,9% , tỉ lệ tăng các khoản nợ khó đòi hàng năm là 192%. Sau hàng loạt các động thái kêu gọi mua lại, sáp nhập hoặc giải thể với mối quan ngại rằng giá cổ phiếu của ABN Amro không phản ánh giá trị thực tế của tài sản cơ sở. Cuối cùng Barclays đã đồng ý thâu tóm ABN Amro với giá cao hơn chút ít giá đóng cửa ngày giao dịch trước ngày công bố thỏa thuận mua lại.

Kết luận chương 2

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi mỗi thành phần kinh tế trong nước phải nỗ lực để gia tăng tiềm lực tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh. Hơn thế, ngành ngân hàng dẫn dẫn sẽ mất đi các rào cản gia nhập thị trường của các ngân hàng nước ngoài, vì vậy các ngân hàng thương mại trong nước nói chung và khối ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng phải tăng cường liên kết với nhau để tạo nên những tập đoàn tài chính, ngân hàng bán lẻ đủ lớn để cạnh tranh lại với ngân hàng nước ngoài. Chương 2 đã giới thiệu về năng lực cạnh tranh của khối NHTMCP, tình hình mua lại cổ phần của các Ngân hàng nước ngoài tại NHTMCPVN, để từ đó đưa ra tính tất yếu phải tiến hàng sáp nhập nhằm tăng năng lực cạnh tranh, đồng thời xu hướng thâu tóm và sáp nhập ngân hàng cũng là xu hướng tất yếu của kinh tế quốc tế trong thời gian qua.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÂU TÓM VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP

Một phần của tài liệu THÂU TÓM VÀ SÁP NHẬP - GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP (Trang 70 -77 )

×