Lựa chọn các phương thức thanh toán của thương vụ thâu tóm và

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhập - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân Hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thời kỳ hội nhập (Trang 88 - 89)

nhập ngân hàng phù hợp

Phương thức thanh toán trong các thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng thường sử dụng bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu. Ngân hàng thâu tóm sẽ thanh toán cho cổ đông của ngân hàng bị thâu tóm bằng tiền theo giá đã được thỏa thuận trước, phương thức thanh toán bằng tiền chỉ áp dụng khi ngân hàng thâu tóm có lượng tiền thặng dư lớn hoặc huy động từ nguồn tài trợ bên ngoài. Tuy nhiên, trong trường hợp của các ngân hàng Việt Nam thì phương thức thanh toán bằng cổ phiếu sẽ hiệu quả hơn do điều kiện thị trường Việt Nam rất khó tìm kiếm đơn vị tài trợ để huy động đủ lượng tiền đáp ứng cho nhu cầu thâu tóm hơn nữa qui mô vốn điều lệ của các ngân hàng Việt Nam còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực, ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam là Vietcombank mới có vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng, trong khi đó Ngân hàng Bangkok – Thái Lan là 3.674,2 triệu USD (năm 2006), MayBank của Malaysia là 4.214 triệu USD nên việc lựa chọn phương thức thanh toán bằng cổ phiếu là khả thi nhất. Ngân hàng thâu tóm sẽ phát hành một lượng cố phiếu cho cổ đông ngân hàng bị thâu tóm để đổi lấy cổ phiếu của ngân hàng thâu tóm theo tỷ lệ xác định trước, cổ đông của ngân hàng bị thâu tóm trở thành cổ đông của ngân hàng thâu tóm. Tỷ lệ trao đổi chính là giá thâu tóm của thương vụ. Các cổ đông của ngân hàng mục tiêu nếu không muốn nắm giữa cổ phần của ngân hàng sáp nhập thì có thể bán cổ phần của mình đi.

Chẳng hạn như phương thức thanh toán trong thương vụ thâu tóm và sáp nhập của JP Morgan Chase và Bank One, mỗi cổ phiếu của Bank One được đổi lấy 1,32 cổ phiếu của JP Morgan Chase.

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhập - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân Hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thời kỳ hội nhập (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)