: Cổ phiếu Có Gía trị giao dịch
2.3. Sự cần thiết phải tổ chức thị trường chứng khoán phi tập trun gở Việt Nam có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường chứng khoán
sự tham gia của nhà tạo lập thị trường chứng khoán
Ở Việt Nam, việc tổ chức TTCK phi tập trung là việc làm cần thiết bởi lẽ:
Thứ nhất, thị trường chứng khoán là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại. Đến nay, hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển đều có thị trường chứng khoán. Xét về phương diện pháp lý thị trường chứng khoán gồm 2 bộ phận cấu thành là: TTCK tập trung và TTCK OTC. Như vậy TTCK OTC là bộ phận cấu thành không thể thiếu được của TTCK. Hàng hoá của TTCK tập trung chủ yếu là những chứng khoán của những công ty được niêm yết, còn thị TTCK OTC là nơi dành cho các giao dịch cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có sức hấp dẫn nhà đầu tư ở tính đa dạng về chủng loại và tính thanh khoản cao của các loại hàng hoá được chào bán. Hoạt động của TTCK OTC tạo tính thanh khoản cho các loại chứng khoán chưa niêm yết, từ đó thu hút người đầu tư mua cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác, theo kinh nghiệm của các thị trường chứng khoán lâu đời trên thế giới cho thấy sự tồn tại của TTCK OTC bên cạnh Sở giao dịch chứng khoán giúp TTCK hoạt động sôi nổi và hiệu quả hơn.
Thứ hai, ở nước ta kể từ khi xuất hiện các công ty cổ phần, giao dịch chứng khoán trao tay cũng lập tức được hình thành. Do một số đặc điểm có tính khách quan, phần lớn các loại chứng khoán giao dịch phổ biến ở nước ta hiện nay đều là cổ phiếu của các doanh nghiệp được nhà nước cổ phần hoá. Đến nay, trên cả nước có khoảng hơn 3,000 doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá và khoảng hơn 1,000 công ty cổ phần thành lập theo Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, con số công ty
cổ phần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn niêm yết trên TTCK tập trung khoản 400 công ty. Tính đến thời điểm cuối năm 2007 có 250 công ty niêm yết trên SGDCK Tp. Hồ Chí Minh và tại TTGDCK Hà Nội, con số quá ít cho một TTCK tập trung. Như vậy, số lượng công ty cổ phần chưa đủ điều kiện niêm yết hoặc đủ điều kiện nhưng chưa niêm yết chiếm một tỷ trọng quá lớn và tất nhiên các công ty này cũng có nhu cầu vay vốn trên thị trường chứng khoán. Điều này cho thấy đối tượng cần có môi trường để giao dịch các loại chứng khoán chưa được niêm yết trên thị trường là một con số đáng kể.
Thứ ba, theo mục tiêu và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2006-2010 thì chúng ta sẽ tiến hành cổ phần hóa khoảng 1,000 DNNN, số doanh nghiệp được Nhà nước chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là 1,600 doanh nghiệp và có khoảng 500 doanh nghiệp cổ phần mới thành lập có đầu tư vốn của nhà nước; 8 tập đoàn và 93 tổng công ty nhà nước.
Kết quả DNNN đã cổ phần hoá trong thời gian qua so với yêu cầu đổi mới và kế hoạch đề ra vẫn còn chậm. Việc thu hút cổ đông ngoài doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Nhà nước còn chiếm tỷ trọng vốn điều lệ ở nhiều doanh nghiệp cổ phần hoá, đã làm hạn chế sự đổi mới trong công tác quản trị doanh nghiệp, phương pháp quản lý, lề lối làm việc, tư duy quản lý vẫn còn như DNNN. Điều này do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là thiếu vắng sự vận hành của thị trường chứng khoán phi tập trung.
Thứ tư, theo luật doanh nghiệp (khoảng 2 điều 51) thì việc phát hành chứng khoán ra công chúng được điều chỉnh theo luật pháp về chứng khoán và thị trường chứng khoán, nhưng Nghị định 144/2003/NĐ-CP (ngày 28/11/2003) chỉ điều chỉnh việc phát hành chứng khoán ra công chúng của những công ty sẽ đưa vào niêm yết tại SGDCK và TTGDCK. Nói khác đi phần lớn việc phát hành chứng khoán ra công chúng hiện nay của các công ty cổ phần chưa được quản lý chặt chẽ. Một vấn đề nổi cộm mà báo chí, công luận đang đề cập là việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá còn chưa đảm bảo tính công khai và công bằng. Việc đánh giá và bán ra không theo nguyên tắc của thị trường, cổ phiếu có giá trị thì được mua bán nội bộ, thân quen, còn cổ phiếu không có giá trị thì được bán cho nhà đầu tư, làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, thật sự chỉ có lợi cho một người những kẻ đầu tư trục lợi.
Thư năm, thiếu vắng sự vận hành của thị trường chứng khoán phi tập trung làm cho cơ cấu TTCK Việt Nam chưa hoàn hảo gây nên tác động tiêu cực đối với đời sống kinh tế xã hội. Từ những thực trạng đang diễn ra trên thị trường đòi hỏi phải gióng lên một hồi chuông về quy chuẩn đạo đức cho TTCK Việt Nam cũng như phải tiếp tục hoàn thiện các chế tài quản lý.
Thứ sáu, việc ra đời SGDCK Tp.Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội đã có tác động kích hoạt việc lưu thông các loại chứng khoán chưa niêm yết và hình thành nên một thị trường ngầm hoạt động song song với thị trường giao dịch tập trung. Thị trường
này đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp có thể thu hút vốn đầu tư và đáp ứng nhu cầu khá lớn về mua bán ở nước ta.
Tuy nhiên hoạt động của thị trường ngầm đã bộc lộ tính rủi ro cao xuất phát từ tình trạng thiếu thông tin giao dịch. Nếu thị trường này tiếp tục phát triển tự do sẽ gây bất bình đẳng trong môi trường đầu tư chứng khoán và làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển ổn định lành mạnh của TTCK tập trung xuất phát từ những luận giải trên, đã khẳng định việc tổ chức thị trường chứng khoán phi tập trung đang trở thành một yêu cầu cấp bách đang đặt ra hiện nay ở nước ta.
Hoạt động của thị trường chứng khoán phi tập trung tạo tính thanh khoản cho các loại chứng khoán chưa niêm yết , tạo nên sân chơi hợp pháp cho các nhà đầu tư và kinh doanh chứng khoán, góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đồng thời cũng hạn chế những hoạt động giao dịch chứng khoán ngoài tầm quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, TTCK phi tập trung ra đời hoạt động tốt cần có sự chuẩn bị thật chu đáo, nếu gượng ép để ra đời ngay một thị trường chứng khoán phi tập trung sẽ đưa đến những hậu quả khó lường.
Đồng thời với các luận giải trên, là xu hướng chung của hội nhập kinh tế quốc tế nên việc cần thiết phải tố chức TTCK phi tập trung ở Việt Nam là yêu cầu cấp bách của thực tiễn không thể chối cải nhưng vấn đề đặt ra là Việt Nam nên tổ chức mô hình thị trường chứng khoán này theo hình thức nào để kích thích sự phát triển chung của TTCK Việt Nam nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung càng trở nên quan trọng hơn hết.
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động TTCK Việt Nam sau hơn 7 năm qua, có một điều khác biệt so với TTCK thế giới mà ai cũng có thể nhận ra là sự vắng bóng của nhà tạo lập thị trường trên TTCK Việt Nam. Đến phần này nếu chúng ta chứng minh vai trò hay sự có mặt của nhà tạo lập thị trường trên TTCK là hết sức hiệu quả và có ích thì có thể thực sự không cần thiết nữa. Mô hình này thế giới đã hình thành và hoạt động trước chúng ta hàng trăm năm mà đến nay cho thấy vẫn còn nguyên giá trị.
Các trung gian tài chính này ở thị trường chứng khoán các nước trên thế giới thực hiện công việc tạo lập thị trường với hai mục tiêu chủ yếu là đảm bảo tính thanh khoản của thị trường và kiếm lợi nhuận.
Hiện tại, ở Việt Nam thì hoàn toàn khác, các trung gian tài chính trên TTCK Việt Nam là các công ty chứng khoán với các nghiệp vụ chủ yếu như môi giới, lưu ký chứng khoán, bảo lãnh phát hành và quản lý danh mục đầu tư. Các trung gian tài chính chưa thực hiện nghiệp vụ thực sự của các nhà tạo lập thị trường, đó là việc yết giá, số lượng mua và bán chứng khoán mà đặc biệt là thị trường trái phiếu trở nên thiếu sinh khí trầm trọng. Thêm vào đó, việc thiếu các công cụ phát sinh trên thị trường trái phiếu như hoán đổi, quyền lựa chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai khiến cho Việt Nam chưa có các nhà tạo lập thị trường theo đúng nghĩa.
Điều này càng được khẳng định qua diễn biến hết sức phức tạp và thất thường của TTCK Việt Nam giai đoạn cuối năm 2007 đến nay.
Vì vậy, việc tổ chức thị trường chứng khoán phi tập trung có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường là phù hợp với xu hướng và là một yêu cầu đặc biệt cấp thiết, đang đặt ra hiện nay ở nước ta
Tóm tắt chương 2
TTGDCK Hà Nội chính thức hoạt động từ 14/07/2005 là nơi đăng ký giao dịch cho các doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên. Tính đến cuối năm 2007 đã có 112 doanh nghiệp đăng ký và hơn 1,396 triệu cổ phiếu với tổng giá trị cổ phiếu đăng ký giao dịch trên 13,968 tỷ đồng. Hầu hết các doanh nghiệp đăng ký niêm yết trên sàn giao dịch Hà Nội đều là các DNNN cổ phần hóa. Tính từ năm 2005 đến ngày 31/12/2007, tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch theo phương thức thỏa thuận lên đến 89,281,242 cổ phiếu, chiếm 12.3% khối lượng giao dịch cổ phiếu của toàn thị trường và khối lượng giao dịch theo phương thức báo giá đạt 638,787,500 cổ phiếu, chiếm 87.7% khối lượng giao dịch cổ phiếu toàn thị trường. Trên thực tế, do TTGDCK Hà Nội được tổ chức chung cho các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, nên thị trường hầu hết vẫn chỉ có doanh nghiệp lớn tham gia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ cả về số lượng cũng như quy mô giao dịch trên thị trường.
Qua số liệu thống kê thì kể từ khi hoạt động báo giá được chính thức hoạt động từ ngày 2/11/2006 đã làm cho tổng giá trị giao dịch trên thị trường tăng lên rõ rệch (tăng khoảng từ 90%). Điều này chứng minh khi áp dụng phương thức giao dịch mới phù hợp sẽ kích thích các nhà đầu tư tham gia trên thị trường chứng khoán một cách tích cực hơn
TTCK tự do ở Việt Nam từ trước khi có thị trường chính thức. Phần lớn là các loại chứng khoán của hơn 3.000 doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa. Hình thức hoạt động của thị trường tự do là qua các môi giới tự do chưa có giấy phép hành nghề, sử dụng phương tiện niêm yết qua mạng hoặc tụ tập mua bán tại các quán cà phê. Về mặt tích cực trong giai đoạn hiện tại TTCK tự do đã thu hút và đáp ứng nhu cầu khá lớn mua bán chứng khoán, thực sự thể hiện vai trò khá quan trọng trong việc huy động và phân phổ nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Về những hạn chế do không được quản lý chặt chẽ nên thị trường tự do giá chứng khoán biến động lớn, người mua bán dễ bị tác động tâm lý, mua bán theo phong trào, không thuận lợi mua bán cho các nhà đầu tư nói chung.
Nếu thị trường này tiếp tục phát triển tự do sẽ gây bất bình đẳng trong môi trường đầu tư chứng khoán và làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển ổn định lành mạnh của TTCK tập trung, xuất phát từ những luận giải trên, đã khẳng định việc tổ chức thị trường chứng khoán phi tập trung mà cụ thề là TTCK phi tập trung có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường trở thành một yêu cầu cấp bách đang đặt ra hiện nay ở nước ta.
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHI TẬP TRUNG Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NHÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN