: Cổ phiếu Có Gía trị giao dịch
P. KIỂM SOÁT NỘI BỘ
3.4.4.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực cho thị trường
Nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng có tính chất quyết định cho sự phát triển TTCK Việt Nam nói chung và TTCK phi tập trung nói riêng. Nguồn nhân lực có trình độ cao và hoạt động có hiệu quả làm tăng cường khả năng phát triển nền kinh tế nói chung và là điều kiện rất cần thiết cho sự phát triển các khu vực dịch vụ như TTCK. Tuy nhiên, để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển TTCK phi tập trung ở nước ta hiện nay, cần phải có sự nổ lực tập trung nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, trình độ hiểu biết, trình độ quản lý đối với tất cả các đối tác tham gia thị trường. Tác động của toàn cầu hóa và sự phát triển của thông tin liên lạc đã chuyển đổi các thị trường tài chính trên toàn cầu bằng cách giúp phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, đồng thời đòi hỏi xem xét lại các tiêu chí nghề nghiệp truyền thống. Vì vậy, các chức năng và kỹ năng cần thiết của chuyên gia TTCK phải tham gia vào việc đáp ứng sự thay đổi liên tục của thị trường. Môi trường năng động này đòi hỏi những người làm việc trên thị trường phải được trang bị phương tiện làm việc với các kỹ năng cần thiết, có tính linh hoạt đáp ứng yêu cầu biến đổi nhanh của thị trường. Chính vì thế, TTCK phi tập trung cần phải có nhiều chuyên gia có kiến thức và kỹ năng để xây dựng một TTCK nhằm mục tiêu công bằng, an toàn và hiệu quả.
Nguồn vốn nhân lực có kỹ năng là một tài sản vô hình mà Việt Nam hiện rất cần cho phát triển và nâng cao giá trị của TTCK và toàn bộ nền kinh tế. Chất lượng của các chuyên gia thị trường cần được nuôi dưỡng cả trước mắt và lâu dài, cả trực tiếp và gián tiếp. Đây là ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển TTCK và cho tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển nguồn vốn nhân lực cho TTCK phi tập trung ở nước ta thời gian tới cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
Thành viên Viện Nghiên cứu chứng khoán Việt Nam như một trung tâm nghiên cứu và đào tạo chính cho thị trường vốn để tổ chức về TTCK, đào tạo nâng cao trình độ cho các nhà quản lý thị trường, lãnh đạo của các công ty chứng khoán, nhân viên hành nghề chứng khoán, nhà tạo lập thị trường…
Tổ chức liên tục các chương trình phổ cập những kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK cho toàn dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời có kế hoạch đưa môn học thị trường tài chính vào các trường trung học phổ thông, trung học dạy nghề, các trường học như môn học bắt buộc.
Cập nhật và chuẩn hóa các chương trình đào tạo về chứng khoán theo đúng chuẩn mực quốc tế trước hết là đối với những người giảng dạy về chứng khoán và TTCK, những người đang làm việc tại UBCKNN. Mặt khác, cần cập nhật cho những người kinh doanh chứng khoán, cán bộ lãnh đạo tại các doanh nghiệp. Việc làm này sẽ nâng cao chất lượng đào tạo về chứng khoán và TTCK, nâng cao trình độ quản lý Nhà nước về TTCK, chất lượng và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh chứng khoán và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị doanh nghiệp.
Khai thác có hệu quả sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong việc đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán. Tuyển chọn những sinh
viên giỏi có năng khiếu kinh doanh, có trình độ ngoại ngữ cao ở các trường Đại học để gởi đi đào tạo và thực tập ở các TTCK các nước tiên tiến nhằm hình thành nguồn cán bộ nòng cốt cho TTCK OTC trong những năm tiếp theo.
Để thực hiện hiệu quả những nội dung chủ yếu phát triển nguồn nhân lực cho TTCK OTC nêu trên, cần có nhiều biện pháp tác động, trong đó một số giải pháp về phía Nhà nước cần được áp dụng đó là:
Thứ nhất là: Nhà nước dành kinh phí ưu tiên cho các chương trình nghiên cứu về phát triển TTCK trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam; hỗ trợ kinh