0
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Đa dạng hóa các loại chứng khoán giao dịch

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHI TẬP TRUNG Ở VIỆT NAM (Trang 64 -67 )

: Cổ phiếu Có Gía trị giao dịch

P. KIỂM SOÁT NỘI BỘ

3.4.2. Đa dạng hóa các loại chứng khoán giao dịch

Nhận định về những cản ngại đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế nước ta, báo cáo Chính phủ nhấn mạnh: “ Nhìn chung, hiệu quả của các DNNN còn thấp và liên tục giảm sút. Nhiều doanh nghiệp thua lỗ kéo dài chưa được sắp xếp lại, chủ trương cổ phần hóa, đổi mới quan hệ sở hữu và cơ chế quản lý quốc doanh nhất là kinh tế tư nhân trong thực tế còn bị kỳ thị, phân biệt đối xử nên chưa giải tỏa được tâm lý và e ngại đầu tư kinh doanh, làm giàu”. Nhận định này hoàn toàn phù hợp và quan điểm của các chuyên gia WB thì “khu vực công cộng lớn là có hại cho sự tăng

trưởng kinh tế”. Vì vậy, đã đến lúc phải tiến hành cải cách triệt để chế độ sở hữu theo cách giải quyết của kinh tể thị trường nhằm giải quyết mạnh mẽ các năng lực sản xuất. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DNNN trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, khắc phục tâm lý ỷ lại, thiếu trách nhiệm của vị đứng đầu DNNN: Cần kiên quyết xóa bỏ các ưu đãi bất hợp lý từ phía Nhà nước đối với các tổ chức kinh tế của Nhà nước, nên đặt doanh nghiệp (100% vốn Nhà nước) trong môi trường cạnh tranh như mọi DN khác, chính sách kinh tế của Nhà nước không nên thiết kế ưu đãi theo thành phần mà theo ngành lãnh thổ. Tuy nhiên, để làm được điều này cần nhiều thời gian để chuẩn bị và điều chỉnh dần dần. Trong khi đó, thời gian để CPH không cho phép kéo dài hơn nữa. Do đó, biện pháp trước mắt là đi đôi với việc vận động tuyên truyền dưới mọi hình thức, phải có sự chỉ đạo chặt chẽ và quyết tâm của tất cả các ngành, các cấp.

Hai là, cần giải quyết nhanh các vấn đề thủ tục liên quan đến DNNN được cổ phần hóa: Các doanh nghiệp CPH cần ý thức tốt hơn nhiệm vụ của mình trong thời gian chuẩn bị các động thái của công tác CPH. Mặt khác,Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nên có chính sách nhất quán và chủ động quy hoạch, nhắc nhở các DNNN trên địa bàn mình quản lý thực hiện tốt công tác này để đẩy nhanh tiến độ CPH ở địa phương. Mặt khác, khi DNNN đã có hồ sơ gởi cơ quan chức năng để thực hiện CPH thì các cơ quan liên quan phải giải quyết nhanh và triệt để các thủ tục đất đai cho DN. Để buộc các cơ quan hành chính tạo điều kiện thời gian cho DN sau CPH, thiết nghĩ phải củng cố cơ quan kiểm tra, kiểm soát, chính các cơ quan hành chính và đề cao ý thức và khả năng sử dụng pháp luật của các DN.

Ba là, đổi mới công tác tuyên truyền vận động cổ phần hóa DNNN: Vừa qua công tác tuyên truyền cho CPH các DNNN chủ yếu dựa vào đài báo và hoạt động của Ban CPH nhằm đề cao tin thần tự giác của mỗi người. Hiệu quả của phương pháp này cũng có nhưng không đạt hiệu quả cao. Theo kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh thì:

 Tổ chức các Đại hội cán bộ cổ phần hóa giỏi để mọi người học tập kinh nghiệm của nhau.

 Tuyên truyền về những DN sau CPH làm ăn tốt, doanh thu, lợi nhuận, việc làm tăng hơn trước.

 Đào tạo khẩn trương những cán bộ thành thạo CPH để giúp đỡ những nơi khó khăn.

Bởi CPH không phải là hoạt động xã hội mang tính phong trào nhất thời, CPH động chạm đến lợi ích của con người. Hãy làm mọi cách để các cán bộ và người lao động đều nhận thấy được lợi ích của CPH đối với họ. Khi đó, CPH tự khắc là phong trào của người lao động chân chính mà sức cản của các nhóm đặc lợi không thể nào đối phó được.

Bốn là, cần thực hiện chính sách ưu đãi đối với người lao động trong DNNN cổ phần hóa: Đã đến lúc phải hoạch định chính sách đối với người lao động và DNNN cổ phần hóa, khả năng tài chính Nhà nước có thể chịu đựng được áp lực của người mất việc và trách nhiệm chia sẻ của công dân đối với Nhà nước,… để có chính sách ổn định và lâu dài hơn. Thậm chí cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn sự thông đồng giữa các DNNN và người lao động nhằm trục lợi khi chính sách đã ổn định, trách nhiệm công dân, án bộ và Nhà nước đã rạch ròi thì không còn lý do để Nhà nước trì kéo quă trình cổ phần hóa xét về phía người lao động.

Năm là, cần phân cấp rộng hơn các ngành, các cấp trong việc giải quyết các tồn tại về tài chính của DNNN cổ phần hóa: Cần phân cấp rộng hơn nữa cho các địa phương và bộ ngành, đặc biệt là các Ban chỉ đạo đổi mới DN ở các cấp chính quyền quy định và chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề cụ thể về tài chính của DNNN cổ phần hóa. Trên cơ sở phân cấp đó, nếu bộ ngành cơ quan chức năng được phân cấp nào không xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại của đơn vị trực thuộc mình quản lý làm trì trệ tiến độ CPH thì các cấp lãnh đạo của bộ ngành cơ quan liên quan đó phải chịu sự kiểm điểm của cơ quan của Chính phủ. Chính phủ cần tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, chỉ đạo sát sao đối với công tác CPH. Có như thế những vấn đề xử lý nợ, xử lý tài sản không cần dùng mới có thể tiến hành nhanh.Đồng thời, Nhà nước cần rà soát lại các văn bản pháp luật đã có. Bởi lẽ, cổ phần hóa DNNN là công cuộc cải cách lớn và có vai trò quan trọng, nhưng lại chỉ có thời hạn nhất định, do vậy nếu có một quy chế hành động riêng để thúc đẩy tiến trình CPH là cần thiết. Cải thiện môi trường pháp lý chung tạo khuôn khổ cạnh tranh bình đẳng và được sự quan tâm về tài chính, thông tin, thủ tục hành chánh như nhau của Nhà nước đối với DNNN và Nhà nước đối với DNNN đã cổ phần hóa.

Sáu là, đổi mới công tác chỉ đạo cổ phần hóa DNNN: Tăng cường quyền lực cho các Ban chỉ đạo đổi mới DN ở các ngành, địa phương để đủ tư cách tổ chức độc lập và có quyền điều hành mọi hoạt động theo quy định Nhà nước. Mô hình tổ chức độc lập đòi hỏi Ban chỉ đạo phải có đủ chuyên gia, có quyền hành động độc lập và các cá nhân tự chịu trách nhiệm về hành động của mình, không phụ thuộc vào các chủ trương ngành, địa phương.

Bảy là, quan tâm hỗ trợ các DNNN cả trong và sau cổ phần hóa: Các cơ quan hữu trách cần quan tâm chỉ đạo sâu sát cụ thể nắm chắc tình hình các DNNN, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc của từng DNNN bằng các hình thức hỗ trợ cần thiết nhằm giúp các DNNN tiến hành CPH thuận lợi, ngăn chặn việc gây phiền hà sách nhiễu phân biệt đối xử với các doanh nghiệp CPH, thực hiện đầy đủ những ưu đãi đối với DN và người lao động, cụ thể như sau:

 Bộ tài chính cần có quy định cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNN cổ phần hóa mua cổ phiếu đáp ứng yêu cầu CPH doanh nghiệp.

 Đề nghị Chính phủ xem xét việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với DNNN cổ phần hóa trong 2 năm đầu và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phép các DNNN thực hiện CPH được áp dụng khấu hao nhanh.

Tám là, khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín: Kinh nghiệm đã tích lũy qua nhiều năm cho thấy sức ép đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN tăng lên đòi hỏi tiến trình CPH phải có sự chuyển biến về chất đó là “ Cổ phần hóa nhanh và vững chắc”. CPH khép kín phải nhường chỗ cho CPH theo cơ chế thị trường. Điều này thể hiện rõ trong Nghị định 109/2007/NĐ_CP về chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa. Có hai hướng được xác định:

 CPH toàn tổng công ty với những công ty lớn chưa CPH toàn bộ được, trước mắt CPH công ty thành viên và chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

 Thu hẹp diện có cổ phần chi phối của Nhà nước.

Phương pháp định giá doanh nghiệp được chuyển sang sử dụng công ty tư vấn, kiểm toán. Và có tính đến giá trị quyền sử dụng đất trong giá trị doanh nghiệp CPH. Việc bán cổ phần được tiến hành thông qua bán đấu giá và người lao động được mua với mức giá ưu đãi giảm 40% so với đấu giá kết thúc bình quân.

Chín là, thành lập hội các DNNN cổ phần hóa: Hội các DNNN cổ phần hóa sẽ phát huy tác dụng tố, đặc biệt trong những năm đầu sau CPH. Hội là nơi DN trao đổi kinh nghiệm về cách thức huy động vốn, phương thức mở rộng hoạt động kinh doanh trao đổi thông tin, cơ chế chính sách của Đảng, của Nhà nước. Các DN có thể cùng trao đổi, tư vấn cho nhau để giải quyết vướng mắc về thủ tục nhà đất, vay vốn Nhà nước, các vấn đề tranh chấp trong mua bán cổ phần. Hội đồng thời là cầu nối để các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp xúc, tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh, các vấn đề xã hội trong các DNNN sau cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHI TẬP TRUNG Ở VIỆT NAM (Trang 64 -67 )

×