Hoàn thiện mô hình sở hữu và đào tạo nhân lực cho thị trường 1 Hoàn thiện mô hình sở hữu của TTGDCK Hà Nộ

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam (Trang 68 - 70)

: Cổ phiếu Có Gía trị giao dịch

3.4.4.Hoàn thiện mô hình sở hữu và đào tạo nhân lực cho thị trường 1 Hoàn thiện mô hình sở hữu của TTGDCK Hà Nộ

P. KIỂM SOÁT NỘI BỘ

3.4.4.Hoàn thiện mô hình sở hữu và đào tạo nhân lực cho thị trường 1 Hoàn thiện mô hình sở hữu của TTGDCK Hà Nộ

3.4.4.1. Hoàn thiện mô hình sở hữu của TTGDCK Hà Nội

Trên thế giới, TTCK phi tập trung luôn tồn tại với thị trường tập trung. Theo tổng kết kinh nghiệm của hầu hết các nước có TTCK phi tập trung trên thế giới, thị

trường này hoạt động mạnh và phát triển là nhờ có yếu tố tạo lập giá của các nhà tạo lập thị trường bởi thị trường phi tập trung là thị trường giữa nhà tạo lập thị trường và các nhà buôn với nhau. Chính vì vậy, việc tạo lập một mô hình hoạt động cho TTCK phi tập trung ở nước ta trong đó, mô hình về sở hữu cần được xác định rõ ngay từ khi chuẩn bị thành lập. Từ đó, cần xác định rõ vai trò của Nhà nước, công ty chứng khoán, nhà tạo lập thị trường, quỹ đầu tư… trong hoạt động thị trường. Hoạt động của thị trường sẽ do TTGDCK Hà Nội quản lý hay do hiệp hội những nhà kinh doanh chứng khoán quản lý, điều hành,… cũng cần phải làm rõ ngay từ khi chuẩn bị xây dựng.

TTCK phi tập trung và thị trường tập trung là thị trường tập trung nhiều hàng hóa đa dạng và phức tạp, do đó sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cần xác định rõ vai trò và mức độ quản lý của Nhà nước đối với thị trường này. Thực tế kinh nghiệm phát triển TTCK tại các nước trên thế giới cho thấy, Nhà nước không nhất thiết phải sở hữu 100% vốn của TTCK. Mô hình TTCK phi tập trung của các nước trên thế giới hiện nay chủ yếu là mô hình thành viên. Từ thực tế khách quan, các cơ quan quản lý cần xem xét phương án xây dựng TTGDCK Hà Nội theo mô hình cổ phần trong đó Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối. Theo phương án này, nhà nước nắm giữ 51% số cổ phần và 49% số cổ phần còn lại thuộc về sở hữu của các thành viên. Việc cổ phần hóa nguồn vốn hoạt động của TTGDCK Hà Nội có tính khả thi cao, bởi vì:

Bản chất của tổ chức quản lý điều hành TTCK phi tập trung là do các thành viên cùng nhau tham gia quản lý. Trách nhiệm quản lý phụ thuộc vào tỷ lệ nguồn vốn đóng góp của mỗi thành viên. Vì vậy, sẽ nâng cao trách nhiệm quản lý, chất lượng dịch vụ TTGDCK Hà Nội.

TTGDCK Hà Nội là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ. Chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK do UBCKNN thực hiện. Khi chuyển sang mô hình cổ phần, TTGDCK Hà Nội vẫn phải chịu cơ chế hoạt động nghiệp vụ do UBCKNN quy định. Do đó, khi thực hiện chuyển đổi sẽ không làm biến đổi chức năng quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK. Các thành viên TTGDCK Hà Nội lúc này cũng đã có thể hội tụ được kinh nghiệm hoạt động trên TTCK, tích lũy được nguồn tài chính do chính sách khuyến khích tài chính (miễn, giảm phí; hỗ trợ kinh phí hoạt động tại TTGDCK,…) trong những năm trước đây của Nhà nước.

Điều quan trọng là phải xác định giá trị vốn của Nhà nước trong khâu chuẩn bị thành lập và đưa vào vận hành TTGDCK Hà Nội. Số vốn này phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố cấu thành nên nguồn vốn hoạt động của TTGDCK Hà Nội từ khi chuẩn bị thành lập đến khi xác định phần vốn góp của các bên để tránh thất thoát tài sản của nhà nước.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam (Trang 68 - 70)