Tăng cường khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thực trạng và các giải pháp cải thiện (Trang 60 - 61)

SCB cần xây dựng cho mình một chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản dựa trên những yêu cầu cơ bản sau: hệ thống thông tin quản lý hiệu quả, có khả năng

ước tính được nhu cầu thanh khoản cho các tình huống khác nhau, đa dạng hóa các nguồn vốn và những kế hoạch ứng phó với những tình huống thất thường ảnh hưởng không tốt đến tình trạng thanh khoản của ngân hàng.

Cùng với việc nâng cao và tăng cường năng lực công nghệ, hệ thống quản lý tập trung và trực tuyến toàn hàng đã giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản. tuy nhiên, hiệu quả vận hành và hệ thống báo cáo và công cụ phân tích vẫn còn nhiều bất cập nên thông tin không được cung cấp kịp thời dẫn đến giảm hiệu quả của công tác quản trị rủi ro thanh khoản. SCB cần phải nâng cao hiệu quả của hệ thống báo cáo nội bộ về trạng thái thanh koanr hiện thời, cần tập trung xây dựng một hệ thống thu thập và phân tích số liệu về tình hình kinh tế vĩ mô cũng như trạng thái thanh khoản chung của hệ thống vì trạng thái thanh khoản của một ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào tình hình ổn định của nền kinh tế cũng như tình hình thanh khoản của các ngân hàng cùng hệ thống. sự đỗ vỡ của một ngân hàng có thể gây hiệu ứng đỗ vỡ dây chuyền và đẩy các ngân hàng khác vào tình trạng khó khăn.

Một điểm yếu của SCB trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản là khả

năng xây dựng các tình huống và các kế hoạch ứng phó hữu hiệu đối với những tình huống bất ngờ, do kinh nghiệm của ban lãnh đạo của SCB trong lĩnh vực này chưa nhiều nên việc xây dựng tình huống và kế hoạch ứng phó là tương đối khó

khăn. Một lần nữa vấn đề chất lượng nguồn nhân lực lãnh đạo cấp cao lại được đặt ra. Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, sự xuất hiện những đối thủ lớn (nhất là các ngân hàng nước ngoài), điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng bất ổn buộc ban lãnh đạo cấp cao của SCB cần nỗ lực vượt lên chính mình, nỗ lực tựđào tạo, học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng tiên tiến đểđáp ứng kịp với đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn.

SCB cần phải quản lý chặt chẽ việc cung cấp thông tin ra công chúng nhằm tránh tình trạng bị rút tiền hàng loạt gây rủi ro thanh khoản như trường hợp của ACB năm 2003 vì những tin đồn thất thiệt liên quan đến ngân hàng. Giải pháp cho vấn đề này là SCB từng bước thực hiện tốt công tác công khai hóa thông tin đặc biệt là những thông tin liên quan đến năng lực quản lý thanh khoản của ngân hàng nhằm tạo niềm tin lâu dài cho người gửi tiền, song song với việc thực hiện những biện pháp đo lường phản ứng của người dân trước những luồng thôn tin được cung cấp để có giải pháp kịp thời trong việc trấn an dư luận trước những tin đồn xấu.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thực trạng và các giải pháp cải thiện (Trang 60 - 61)