Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác điều hành

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thực trạng và các giải pháp cải thiện (Trang 69 - 70)

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác điều hành hoạt động thường xuyên của ngân hàng, SCB cần phải thực hiện việc phân công phân nhiệm rõ ràng giữa các thành viên ban điều hành và thực hiện sắp xếp lại mô hình tổ chức các phòng ban hội sở theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Đây là điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo cho sựđiều hành minh bạch, thông suốt.

Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng các công cụ quản lý bao gồm: + Xây dựng hệ thống thông tin quản lý để đảm bảo sự thông của các luồng thông tin từ các cấp về ban điều hành và ngược lại. SCB cần tập trung xây dựng hệ

thống thông quản lý thông tin điện tử. Đây là hệ thống quản lý hiện đại, hiệu quả đảm bảo sự nhanh chóng, thông suốt và an toàn của các luồng thông tin nội bộ cũng như việc tiếp cận và xử lý các luồng thông tin từ bên ngoài. Hệ thống thông tin quản lý được nâng cao về chất lượng sẽ góp phần nâng cao năng lực xử lý thông tin và ra quyết định của ban lãnh đạo ngân hàng.

+ Hoàn thiện việc thiết kế và sử dụng các mẫu báo cáo phù hợp nhằm đảm bảo việc cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời các thông tin về tình hình hoạt động của ngân hàng cũng như các biến động của thị trường để phục vụ cho vệc ra quyết

định của ban điều hành. Đặc biệt chú trọng đến các báo cáo phục vụ công tác quan trị rủi ro.

+ Cần bổ sung và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy định về an toàn và hiệu quả trong toàn hàng. SCB phải nhanh chóng triển khai việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo chuẩn ISO 9000-2001 ở

tất cả các nghiệp vụ.

+ Tăng cường giám sát và kiểm soát thông qua vai trò của phòng kiểm tra- kiểm soát nội bộ, ban kiểm soát hội đồng quản trị, bộ phận kiểm toán nội bộ và thực hiện nghiêm túc công tác kiểm toán độc lập hàng năm. Đối với phòng kiểm tra - kiểm soát nội bộ, ban kiểm soát hội đồng quản trị và bộ phận kiểm toán nội bộ

cần cải thiện chất lượng nhân sự và bổ sung thêm nhân sự cho các bộ phận này. Đối với công tác kiểm toán độc lập nên thuê các công ty kiểm toán danh tiếng và có uy

tín tốt trên thị trường thế giới như KPMG, E&Y,…để một mặt vừa đảm bảo độ tin cậy và trung thực của các báo cáo tài chính, mặt khác có thể khai thác và học hỏi kinh nghiệm của các công ty kiểm toán trong việc kiểm tra, đánh giá các quy trình nghiệp vụ của ngân hàng, thông qua đó ngân hàng có thể khắc phục các nhược

điểm của mình.

Trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng công nghệ và các công cụ quản lý hiện đại, SCB nên chuyển từ cơ cấu tổ chức phân theo chức năng và vị trí địa lý (hệ thống chi nhánh các cấp) sang cơ cấu tổ chức theo mảng khách hàng và nhóm dịch vụ.

Điều này sẽ giúp cho các ngân hàng cải thiện được chất lượng dịch vụ và phục vụ

khách hàng của mình tốt hơn

Việc phát triển mạng lưới cần phải được tính toán kỹ lưỡng trên cơ sởđiều tra khảo sát kỹ tình hình và đặc điểm của thị trường tiền gửi, thị trường tín dụng và nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các đối tượng mà ngân hàng nhắm tới trong địa bàn mục tiêu trong hiện tại cũng như xu hướng phát triển trong tương lai. Chấm dứt việc phát triển mạng lưới theo cảm tính thiếu cơ sở. Cần tập trung phát triển mạng lưới ở các địa bàn trọng điểm như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương…Riêng thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội thì tối thiểu mỗi quận phải có một chi nhánh cấp 1 và một số phòng giao dịch, hạn chế

phát triển chi nhánh ở những tỉnh nghèo ở miền Trung và miền Tây.

Song song với chiến lược phát triển mạng lưới cần phát triển số lượng máy ATM và gia tăng các tiện ích kèm theo thẻ ATM.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thực trạng và các giải pháp cải thiện (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)