Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam; nằm trải dài trên bờ Bắc Sông Tiền với chiều dài trên 120 km. Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và TP.Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên là 2.481,77 km2, chiếm khoảng 6% diện tích ĐBSCL, 8,1% diện tích vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, 0,7% diện tích cả nước; dân số 1,735 triệu người (ước năm 2007), chiếm khoảng 10% dân số vùng ĐBSCL, 11,5% dân số vùng kinh tế trọng điểm phía nam và 2% dân số
cả nước.
Tiền Giang gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện) với 169 đơn vị hành chính cấp xã (7 thị trấn, 16 phường, 146 xã) (thời
điểm 31/12/2007). Trong đó, thành phố Mỹ Tho là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh, đồng thời cũng là trung tâm, là điểm giao lưu văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu đời của các tỉnh trong vùng, nằm cách Tp.Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc.
Tiền Giang có vị trí địa lý kinh tế - chính trị khá thuận lợi nằm liền kề với TP.Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ, có 4 tuyến quốc lộ chính (1, 30, 50 và 60) chạy ngang qua với tổng chiều dài trên 150 km, nối TP.Hồ Chí Minh và
Đông Nam Bộ với các tỉnh ĐBSCL tạo cho Tiền Giang vị thế cửa ngõ của các tỉnh Miền Tây về TP.Hồ Chí Minh và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài hệ thống đường bộ, Tiền Giang còn có 32 km bờ biển và hệ thống các sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo... nối liền các tỉnh ĐBSCL với TP.Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền.
Bên cạnh lợi thế về không gian địa lý, Tiền Giang còn là vùng đất giàu tiềm năng của ĐBSCL, có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế nông, ngư nghiệp, du lịch... Do có điều kiện tự nhiên sinh thái thuận lợi, cơ cấu cây trồng vật nuôi ở
Tiền Giang phong phú, đa dạng, hình thành nhiều vùng chuyên canh, với những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao. Tiền Giang là tỉnh có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất so với các địa phương trong cả nước, với nhiều giống cây có giá trị xuất khẩu cao như: xoài cát Hòa Lộc, vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, thanh long Chợ Gạo, cam mật Cái Bè, sầu riêng Ngũ Hiệp,....Với bờ biển dài 32 km, có hàng ngàn hécta bãi bồi ven biển, Tiền Giang có nhiều lợi thế trong khai thác, nuôi trồng các loài thủy hải sản (tôm, cua, nghêu...) và phát triển kinh tế biển. Sản lượng nuôi và khai thác thủy sản của Tiền Giang năm 2007 đạt 153.134 tấn (trong đó khai thác đạt 71.953 tấn). Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu. Cũng chính điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng của các vùng sinh thái khác nhau và ưu thế về hệ thống sông rạch, cù lao trên sông... đã làm cho du lịch sinh thái miệt vườn của Tiền Giang ngày càng phát triển, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước.
Phát huy lợi thế về vị trí địa kinh tế cùng với các giải pháp tích cực nhằm tăng cường thu hút đầu tư từ bên ngoài trong phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, nền kinh tế Tiền Giang liên tục tăng trưởng với tốc độ
cao trong các năm qua. Giai đoạn 2001-2005, GDP tăng bình quân 9%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (7,5%); giá trị tăng thêm các ngành nông nghiệp tăng bình quân 5%; công nghiệp-xây dựng tăng 16,8%; khối dịch vụ tăng bình quân 11,4%. Trong 10 năm 1996-2005, GDP bình quân đầu người tăng gần gấp 2 lần - từ 243 USD lên 475 USD (bằng 80% thu nhập bình quân cả nước). Riêng năm 2006, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11,02% và năm 2007 đạt 13%. Tính từ năm 1993 đến nay thì năm 2007 là năm đầu tiên tỉnh có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất: 13%, vượt kế hoạch đề ra (11,5%) tới 1,5 điểm phần trăm (cả
nước chỉ vượt 0,5 điểm phần trăm). Đặc biệt năm 2007 chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh có nhiều cải thiện đáng kểở cả 3 mặt: việc làm, thu nhập và xóa nghèo với gần 22 ngàn lao động được giải quyết việc làm - nhờ có thêm một số
dự án mới vận hành trong năm 2007 ở khu công nghiệp Tân Hương, ở một số
cụm công nghiệp cấp huyện và nhiều doanh nghiệp dân doanh mở rộng quy mô sản xuất, nhất là trong ngành chế biến thủy hải sản; 7.000 hộđã thoát nghèo, tỷ lệ
hộ nghèo theo sơ bộ tính toán còn khoảng 15,72%. Thu nhập bình quân người dân Tiền Giang năm 2007 đã vượt kế hoạch đề ra, đạt tương đương 645 USD, gia tăng 110 USD so năm 2006 và mức gia tăng này tính ra gần gấp 2 lần mức gia tăng của năm 2006 so với năm 2005 (đây là tốc độ tăng cao nhất so với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và nếu so trong vùng đồng bằng sông Cửu Long thì tốc độ tăng thu nhập/người của dân Tiền Giang chỉ đứng sau tỉnh
Đồng Tháp). Thu nhập tăng, sức mua cũng tăng, đã góp phần tạo thêm sự sôi
động của thị trường thương mại, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2007 trên 11.800 tỷđồng, tăng 19% so năm 2006.
Bảng 2.1 - Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Tiền Giang qua các năm Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. GDP (giá so sánh năm 1994) (tỷđồng) 8.166 9.073 10.253 2. Tốc độ tăng trưởng (%) 10,2 11 13 3. Trong đó:
- Nông, lâm, ngư nghiệp (%) 2,5 2,3 2,4
- Công nghiệp, xây dựng (%) 4,3 4,9 5,7
- Thương mại, dịch vụ (%) 3,4 3,8 4,9
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang
Đạt được những thành quả trên là nhờ có sự quan tâm lãnh chỉđạo kịp thời của các cấp, các ngành ở địa phương và Trung ương; sự phấn đấu vươn lên của các doanh nghiệp và nhân dân trong toàn tỉnh. Trong đó, một yếu tố quan trọng
được xem là mũi đột phá trong măm 2007- chính là sự phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh trong thực hiện cải cách hành chính đã góp phần tạo ra một môi trường đầu tư hết sức thuận lợi, thu hút khá nhiều doanh nghiệp lớn đến với tỉnh. Năm 2007, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh nhảy vọt 21 thứ hạng so năm 2006, chỉ còn thiếu 2 hạng là đã được
đứng vào top 10 trong 64 tỉnh, thành trong cả nước; đặc biệt chỉ số Chi phí không chính thức (chỉ số đo lường mức độ minh bạch của môi trường đầu tư) thì Tiền
Giang đạt số điểm đứng đầu cả nước, chỉ số Tính tiên phong của lãnh đạo tỉnh (chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của hoạt động quản lý, điều hành nền kinh tế
của lãnh đạo tỉnh) lọt vào top 10 so cả nước, và nếu so nội bộ 8 tỉnh, thành trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam thì Tiền Giang đứng thứ nhì, chỉ sau Bình Dương. Có thể nói, năm 2007 là năm tỉnh bội thu về thu hút đầu tư, khởi đầu là mở ra khu công nghiệp Tân Hương với nhiều dự án đã và đang đi vào vận hành, tiếp đến là khu công nghiệp Long Giang, Soài Rạp đang khẩn trương triển khai, trong đó nhiều nhà đầu tư tầm cỡ đã tìm đến tỉnh như Tập đoàn Vinashin, Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty An Sơn với nhiều dự án lớn đang trong giai
đoạn khởi động .v.v... Bên cạnh đó, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2007 cũng đạt mức đăng ký kỷ lục 148,8 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay và bằng gấp 10 lần so năm 2006. Kết quả trên là bằng chứng rất rõ nét về tính minh bạch, việc cải thiện môi trường đầu tư, hiệu quả hoạt động điều hành quản lý kinh tế của lãnh đạo tỉnh nói riêng và sự nỗ lực tự thân của các cấp, các ngành và doanh nghiệp, nhân dân tỉnh nhà nói chung sau khi gia nhập Vùng và cùng cả
nước hội nhập WTO.
Tuy nhiên, trong năm qua cũng còn một số khó khăn vướng mắc cản trở
quá trình phát triển kinh tế của tỉnh như thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra làm
ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận dân cư; giá cả một số mặt hàng nông sản thiếu ổn định, điệp khúc mất mùa được giá, được mùa mất giá luôn xảy ra trên các mặt hàng cây ăn trái (vốn là thế mạnh của địa phương) đã làm giảm thu nhập của các nhà vườn; cùng với sự phát triển của các cụm, khu công nghiệp là tình trạng khiếu kiện của các hộ dân trong vùng bị giải tỏa xảy ra liên tục và chưa
được giải quyết dứt điểm,...