2. 3 Đánh giá những kết quả đạt được vành ững khó khăn trong việc tài trợ
2.3. 1 Những kết quả đạt được
Từ số liệu được phân tích trên có thểđúc kết lại một số các kết quả của đầu tư tín dụng của các NHTM cho các DNV&N Tiền Giang trong thời gian như sau:
- Để có đủ nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp thời gian qua các NHTM Tiền Giang đã không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn, thường xuyên đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, nâng cao chất lượng dịch vụ, phong cách chăm sóc khách hàng để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế và cộng đồng dân cư. Các năm qua tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy
động tại chỗ của các NHTM trên địa bàn luôn cao hơn 20 % (cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống các NHTM cả nuớc); năm 2006 nguồn vốn huy
động tại chỗ tăng 24% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 38% so với năm 2006. Việc này đã giúp các NHTM trên địa bàn hạ thấp dần tỷ trọng sử dụng nguồn vốn
điều hòa từ Hội sở chính (từ 41% năm 2005 xuống 40% trong năm 2006 và đến năm 2007 là 37%); và giúp các chi nhánh NHTM giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn vốn điều hòa, tăng tính tự chủ về tài chính, giảm bớt chi phí về trả lãi vốn điều hòa. Từ đó có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các chi nhánh NHTM và các doanh nghiệp địa phương cũng được hưởng lợi từ việc này, đó là lãi suất cho vay sẽ mềm hơn do chi phí về vốn đầu vào của các NHTM thấp hơn.
- Các doanh nghiệp mà đặc biệt là các DNV&N và các NHTM ngày càng hiểu nhau hơn và tìm đến với nhau một cách tích cực hơn hay nói cách khác là khả năng tiếp cận vốn vay của các DNV&N trên địa bàn ngày được cải thiện. Nó thể hiện ở việc các DNV&N có quan hệ vay vốn ở các NHTM ngày càng tăng dần về số lượng DN, cũng như về doanh số cho vay và hiệu quả sử dụng vốn vay.
- Nguồn vốn tín dụng của các NHTM đã đáp ứng kịp thời nhu cầu rất lớn về vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh và vốn trung dài hạn đáp ứng cho nhu cầu đầu tư xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp sửa chữa nhà kho, nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn. - Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng không ngừng
được nâng cao. Đó là một phần do các NHTM luôn tăng cường công tác đào tạo
đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ tín dụng; trau dồi các kỹ năng về thẩm định phương án, dự án, tài sản đảm bảo; thu thập và phân tích tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Thông qua đầu tư tín dụng các NHTM góp phần tăng thu cho ngân sách
địa phương từ các DNV&N, góp phần giải quyết một lượng đáng kể số lượng lao
động ở địa phương, giúp nâng cao thu nhập của người dân, gia tăng chất lượng cuộc sống.
- Đầu tư tín dụng cho khu vực DNV&N phát triển, một trong những đóng góp quan trọng của khu vực DNV&N là phát triển nhân tố con người, sẽ là nơi
đào tạo những nhà doanh nghiệp, nhà quản lý tài năng, đồng thời cũng là nơi đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề cho xã hội. Sự phát triển không ngừng các dịch vụ ngân hàng sẽ làm cho năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ thừa hành của các NHTM trên địa bàn ngày càng tiến bộ, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, đủ khả năng để tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.