4 Những khó khăn có thể phát sinh do quá trình hội nhập

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 74 - 100)

2. 3 Đánh giá những kết quả đạt được vành ững khó khăn trong việc tài trợ

2.3.2.4 Những khó khăn có thể phát sinh do quá trình hội nhập

Cùng với những khó khăn xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp, NHTM, các cơ quản lý Nhà nước; phân tích về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng có những trở ngại nhất định ảnh hưởng đến khả năng phát triển của DNV&N nói chung và DNV&N Tiền Giang nói riêng và làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNV&N. Những khó khăn đó là:

- Thực hiện các cam kết WTO, Chính phủ sẽ mở cửa cho các Ngân hàng nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam và được hưởng các chính sách như các NHTM trong nước. Do đó, buộc các NHTM trong nước một mặt phải nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm để cạnh tranh, mặt khác phải xây dựng cho mình hệ

thống kiểm tra kiểm soát cũng như tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế khác cho phù hợp thông lệ quốc tế. Điều đó, đồng nghĩa với việc các quy định, quy chế,

điều kiện về cấp tín dụng của các NHTM sẽ trở nên nghiêm ngặt hơn, chuẩn mực hơn và nó sẽ là một trở ngại cho việc tiếp cận vốn vay của các DNV&N nếu các DNV&N này không kịp thời thích nghi điều kiện mới.

- Sự chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế của các cơ quan, ban ngành nhất là ở địa phương chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều cơ quan chưa nhận diện rõ hội nhập mang lại cơ hội gì, thách thức gì một cách cụ thể; nên chưa xây dựng được cơ chế

chính sách, đáp ứng nhu cầu hội nhập, gây khó khăn cho các DN, làm cho các DN trở nên lúng túng, nhất là các DNV&N.

- Thiếu thông tin về thị trường, trình độ quản lý doanh nghiệp yếu, khả

năng khai thác, cập nhật thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế của các DNV&N còn thấp. Số các giám đốc các công ty chưa tham gia các lớp đào tạo quản trị

kinh doanh rất lớn, nhiều người trong số họ chưa tốt nghiệp phổ thông; trình độ

sử dụng ngoại ngữ hầu như không có, sử dụng công nghệ thông tin kém khiến cho việc khai thác thông tin, tìm hiểu về các quy định pháp luật về hội nhập, thông tin về các DN nước ngoài bị hạn chế; nên không thể đưa ra các quyết định về đổi mới DN, nâng cao năng lực cạnh tranh kịp thời, phù hợp với điều kiện mới.

- Theo cam kết WTO, Việt Nam phải bỏ tài trợ đèn đỏ, tức là các tài trợ

trực tiếp đối với hoạt động xuất khẩu. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đối với các DNV&N khi tham gia xuất khẩu hàng hóa ra thị trường khu vực và thế giới.

- Những qui định, chuẩn mực kinh doanh mới như: bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề rào cản trong hoạt động kinh doanh quốc tế, quản lý tiêu chuẩn hoá quốc tế, chuẩn mực nâng cao cạnh tranh cho DN…đã tác động không nhỏ đến

hoạt động kinh doanh của các DNV&N mới được thành lập, kinh nghiệm kinh doanh còn hạn chế.

- Theo cam kết khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường cho đến năm 2018. Điều này đã tác động đến khả năng tự vệ, chống bị

kiện phá giá của DNV&N trong hoạt động thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa phát triển, vì vậy đa số các DNV&N bị

lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nhập siêu ở Việt Nam gia tăng. Nhập khẩu nhiều dẫn đến chi phí và rủi ro kinh doanh tăng, tác động hạn chế đến khả

năng cạnh tranh của các DNV&N trong nước cũng như thị trường quốc tế.

- Gia nhập WTO các sản phẩm nông nghiệp của nước ngoài nhất là các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc... sẽ gia nhập rất lớn. Điều này tác động không nhỏ trực tiếp đến nguời nông dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và tác động gián tiếp đến các DNV&N kinh doanh các lĩnh vực có liên quan như chế biến, cung ứng các sản phẩm phục vụ nông nghiệp...Trong khi đó Tiền Giang là địa phương có sản lượng cây lương thực và cây ăn quả lớn, kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp là chính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương này đã phân tích tình hình chung về DNV&N Tiền Giang, các NHTM Tiền Giang và đi sâu phân tích tình hình cấp tín dụng của các NHTM Tiền Giang cho các DNV&N, đánh giá kết quả đạt được; đồng thời phân tích rõ những khó khăn, trở ngại còn vấp phải trong quá trình tài trợ cho DNV&N của các NHTM, cũng như khả năng tiếp cận vốn vay của các DNV&N và phân tích dự báo những khó khăn mà các DNV&N gặp phải trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để từđó có những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, mở rộng và nâng cao hiệu quả tài trợ DNV&N trong chương 3 tiếp theo.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TÀI TRỢ DNV&N TẠI CÁC NHTM TIỀN GIANG

3.1 Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới:

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2002-2010 với mục tiêu xây dựng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, tránh tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất đến năm 2020 là chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện tiên tiến, hiện

đại, dựa trên phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo năng suất lao động xã hội cao. Nền kinh tế - xã hội cả nước và vùng ĐBSCL và các tỉnh trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới, đòi hỏi Tiền Giang phải có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn để tránh tụt hậu so với vùng và cả nước.

Trên cơ sở đó tỉnh Tiền Giang đề ra định huớng phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu tổng quát là đến năm 2020 phấn đấu xây dựng Tiền Giang là một trong những tỉnh đầu tiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt trình độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một tỉnh động lực mới của vùng Kinh tế trọng

điểm phía Nam, đạt mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước 2-3 năm so với mức trung bình của cả nước. Xây dựng thành phố Mỹ Tho gắn với thành phố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hồ Chí Minh theo chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của vùng. Đồng thời cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống đô thị, các thị tứ trở

thành các trung tâm kinh tế, thúc đẩy sự phát triển các vùng nông thôn trong tỉnh. Thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển và thu nhập bình quân đầu người với các tỉnh trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Để đạt được mục tiêu tổng quát đó các mục tiêu cụ thể cũng được vạch ra

biến về chất lượng phát triển. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao

động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng và tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất, nhằm cải thiện đáng kể trình độ công nghệ

sản xuất. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Chủ động trong quan hệ hợp tác kinh tế trong nước và nước ngoài, khai thác có hiệu quả các quan hệ kinh tế đối ngoại. Phát triển văn hóa, xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế. Không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tiếp tục thực hiện chương trình giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm; gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường xã hội. Giữ vững ổn

định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc an ninh, quốc phòng, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Với các chỉ tiêu kinh tế cụ thể như sau:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11,5% thời kỳ 2006-2020; trong đó thời kỳ 2006-2010 tổng GDP bình quân khoảng 11-12%, khu vực nông – lâm - nghiệp tăng 4-4,5%, công nghiệp – xây dựng tăng 19-20,6%, dịch vụ tăng 13,7- 14,8%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.000 USD (giá thực tế), tăng 3,3 lần so năm 2000, đến năm 2020 đạt 3.100 USD – 3.200 USD/người.

+ Về cơ cấu kinh tế: công nghiệp – xây dựng trong GDP tăng từ 22,5% năm 2005 lên 33-34% trong năm 2010 và 48% năm 2020; nông lâm nghiệp giảm từ 48% xuống 33-35% năm 2010 và 15% năm 2020; dịch vụ tăng từ 29,5% năm 2005 lên 32-33% năm 2010 và 37% năm 2020.

+ Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Tạo mọi điều kiện cho mục tiêu tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 400 triệu USD năm 2010 và trên 1.800 triệu USD năm 2020; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 18,2%/năm giai đoạn 2006- 2010 và 16,2%/năm giai đoạn 2011-2020; giá trị xuất khẩu bình quân đầu người

đạt trên 900 USD vào năm 2020.

+ Tích cực đầu tư tạo thêm nguồn thu mới cho ngân sách, quản lý và tổ

từ GDP chiếm trên 8,5% năm 2010 và trên 9,4% năm 2020. Thực hiện tiết kiệm chi, tăng chi hợp lý cho đầu tư phát triển.

Đểđạt được các mục tiêu này, Tiền Giang xác định một số hướng đột phá trong thời gian tới như sau:

+ Tập trung phát triển nhanh công nghiệp dựa trên phát triển mạnh các Khu cụm công nghiệp tập trung gắn với hệ thống khu công nghiệp tập trung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thông qua các hành lang kinh tế QL1A - cao tốc (Thành phố Hồ Chí Minh - Tiền Giang) và hành lang kinh tế ven biển QL50 (Thành phố Hồ Chí Minh - Tiền Giang).

+ Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển các ngành mà tỉnh có lợi thế như công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp bổ trợ cho vùng... phát huy lợi thế về vị trí gần Thành phố

Hồ Chí Minh.

+ Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa trên cơ sở hình thành và phát triển hệ

thống các đô thị trung tâm và đô thị ở khu vực nông thôn, để tạo ra các hạt nhân thúc đẩy sự phát triển các tiểu vùng, tạo điều kiện sự thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp, các dịch vụ cao cấp (tín dụng, ngân hàng, du lịch, công nghệ thông tin...) trên cơ sở cải tạo, nâng cấp và phát triển mở rộng thành phố Mỹ Tho cho tương xứng với đô thị loại II, thị xã Gò Công thành đô thị loại III, thị trấn Cai Lậy đô thị loại IV (và nâng lên loại III vào năm 2020), đồng thời nâng cấp, chỉnh trang các thị trấn, xây dựng các khu đô thị mới khác theo hướng hiện đại nhằm chuyển nhanh cơ cấu lao động của tỉnh.

+ Hình thành vành đai lương thực, thực phẩm, rau hoa quả hàng hóa cho các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh. Hình thành các trung tâm giống cây trồng, xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao,... Khuyến khích và tạo môi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, phát triển ngành nghề, dịch vụ nông thôn...tạo thêm nhiều việc làm, góp phần xóa

đói giảm nghèo và đẩy nhanh quá trình đô thị hóa tại khu vực nông thôn và hiện

+ Tổ chức lại không gian phát triển kinh tế và hạ tầng, hoàn thành việc xây dựng các công trình lớn về kết cấu hạ tầng để gắn kết Tiền Giang với các vùng lân cận, nhất là khu vực phía Đông Nam gắn với Bến Tre, Vĩnh Long và Thành phố Cần Thơ; khu vực phía Bắc gắn với Long An và Thành phố Hồ Chí Minh. Hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ cao cấp, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và kêu gọi đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế chất lượng cao

để phục vụ cho các tỉnh lân cận, giảm tập trung vào Thành phố Hồ Chí Minh. + Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tham gia các chương trình hợp tác về lao động với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và quốc tế.

+ Vấn đề về phát triển các DNV&N để đạt được định hướng đề ra cũng

được đề cập trong giải pháp thực hiện đó là thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng DNV&N để bảo lãnh một phần và chia sẻ rủi ro giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng và doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng; đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ các DNV&N về mặt vốn, thuế, công nghệ, thông tin môi trường đầu tư... nhằm khơi dậy các tiềm năng trong các thành phần kinh tế, nhất là khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh. Đồng thời dành một khoảng kinh phí thích đáng cho công tác hỗ trợ, đầu tư và phát triển tiểu thủ công nghiệp - nhất là ở khu vực nông thôn và các làng nghề, nhân cấy nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.

3.2 Các giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tài trợ DNV&N của các NHTM ở Tiền Giang

3.2.1 Các gii pháp để các DNV&N Tin Giang nâng cao kh năng tiếp cn vn vay:

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt, để nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng từ các NHTM và nâng cao năng lực canh trạnh của mình, đòi hỏi bản thân các DNV&N Tiền Giang trước hết phải khắc phục được các khó khăn, hạn chế xuất phát từ chính các DNV&N Tiền Giang nhưđã phân tích ở trên. Đó là:

Th nht để giải quyết các hạn chế do quy mô nhỏ, thiếu chiến lược phát triển: các DNV&N Tiền Giang cần phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh cụ thể; từng DN cần lựa chọn đúng vị trí của mình trong phân công lao

động xã hội, chọn những khâu, những địa điểm, những sản phẩm có thể cạnh tranh thành công. Dựa trên tiềm lực của bản thân, ngành hàng mục tiêu, thị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường mục tiêu và tiềm năng, lợi thế sẳn có của địa phương và nhất là quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương về ngành nghề, loại hình, lao động, nguồn nguyên liệu sẳn có... để có chiến lược phát triển phù hợp. Song song đó là việc xây dựng lộ trình, hình thức bổ sung vốn chủ sở hữu phù hợp với DN và cam kết thực hiện đúng lộ trình đó, để từng bước nâng cao quy mô DN. Gạt bỏ thói quen làm ăn manh mún, chuyển dần sang hoạt động có kế hoạch, có theo dõi đánh giá

định kỳ để kịp thời có quyết định đúng đắn, thích nghi trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng cao. Bên cạnh đó phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đăng ký vốn kinh doanh khi thành lập DN và định kỳ hằng năm nên

đăng ký bổ sung vốn thực có của DN để thể hiện được tiềm lực thực sự của DN.

Th hai là nâng cao khả năng tự xây dựng phương án kinh doanh, dự án

đầu tư. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay các NHTM thường hay tư vấn và hỗ

trợ cho khách hàng của mình trong việc xây dựng phương án, dự án kinh doanh khi họ vay vốn. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực quản lý điều hành, đồng thời

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 74 - 100)