3 Những khó khăn, tồn tại phát sinh từ phía các cơ quan quản lý Nhàn ước

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 71 - 74)

2. 3 Đánh giá những kết quả đạt được vành ững khó khăn trong việc tài trợ

2.3.2. 3 Những khó khăn, tồn tại phát sinh từ phía các cơ quan quản lý Nhàn ước

Cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện cải cách thủ tục hành chính nói chung và thực hiện chính sách khuyến khích ưu đãi phát triển các DNV&N trong những năm qua nói riêng, các cơ chế chính sách của Nhà nước

đối với các DN nói chung cũng như DNV&N nói riêng đã được cải thiện rất nhiều. Cụ thể như: thời gian giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, ... được cải thiện rất rõ và nhiều chính sách được đưa ra như thành lập Quỹ bảo

đảm tín dụng cho DNV&N, Hiệp hội các DNV&N, và nhiều Nghịđịnh, Thông tư

của các cơ quan quản lý Nhà nước quy định thể chế, chính sách riêng đối với DNV&N,...Ví dụ như Chế độ kế toán dành cho DNV&N, Nghị định số

90/2001/NĐ-CP đã xác định rõ hệ thống các cơ quan hỗ trợ DNV&N từ Trung

ương đến địa phương; Thông tư số 93/2004/TT-BTC ngày 29/9/2004 hướng dẫn một số nội dung quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNV&N; Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg của Chính phủ phê duyệt chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNV&N giai đoạn

2004-2008... Tuy nhiên, các khó khăn, tồn tại cản trở sự phát triển của DN nói chung và DNV&N Tiền Giang nói riêng cũng còn rất nhiều như:

- Còn một số ít bất cập trong việc quy định và thực hiện đăng ký kinh doanh nói chung cũng như ở Tiền Giang nói riêng như: quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm trong đăng ký kinh doanh chưa phù hợp; chưa thực hiện được việc kiểm tra sau đăng ký kinh doanh; cơ quan đăng ký kinh doanh thiếu nhân lực, thiết bị và năng lực kiểm tra doanh nghiệp theo các nội dung đăng ký kinh doanh... Vì vậy, xảy ra không ít sai sót như: các doanh nghiệp không góp vốn như

cam kết trong hồ sơđăng ký kinh doanh, không báo cáo hoạt động theo quy định, tình trạng các “công ty ma” vẫn còn...

- Các thể chế về đầu tư và khuyến khích đầu tư còn một số bất cập, trở

ngại, các ưu đãi đầu tư còn dàn trải, phức tạp, một số lượng rất lớn như các hộ

kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tập thể, các trang trại... chưa được hưởng các ưu

đãi đầu tư do các cơ sở này thường được áp dụng hình thức thuế khoán, không thực hiện chế độ báo cáo tài chính nên không đủ điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư

theo quy định pháp luật.

- Chính sách thuế của Chính phủ nói chung và của tỉnh Tiền Giang nói riêng nhìn về tổng thể có thể nói là chưa khuyến khích động viên được tính tự

giác của các DN nên đã làm cho DN lúc nào cũng có tâm lý né tránh, chưa trung thực trong khai báo thuế. Bên cạnh là thủ tục kê khai thuế và nộp thuế của các DN còn mất nhiều thời gian.

- Quy định của Chính phủ về Đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo và công chứng, chứng thực về hồ sơ thế chấp tuy giải quyết được một số quyền lợi của các bên trong quá trình giao dịch nhưng cũng gây ra nhiều rắc rối trong quá trình thực hiện, làm cho thủ tục vay vốn của các NHTM trở nên thêm phức tạp và tốn thêm thời gian, thậm chí còn cản trở và phát sinh nhiều nhũng nhiễu cho người dân trong quá trình thực hiện.

- Việc thực hiện đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản của các cơ

quan Nhà nước cho các cá nhân, doanh nghiệp còn quá rườm rà, phức tạp, chậm chạp và có chi phí cao (phí, thuế, chi phí ngầm,...) nên đã làm cho DN ngán ngại

trong đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản. Ví dụ như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm; và khi đăng ký về quyền sở hữu nhà xưởng, máy móc thiết bị...các doanh nghiệp phải thực hiện thông qua nhiều cơ

quan như Sở Xây dựng, Sở/Phòng Tài chính, Sở/Phòng Kinh tế (nay là Sở/Phòng Công thương)... rất mất thời gian và phải nộp thuế về đăng ký quyền sở hữu tương đối cao. Do đó các tài sản này của DN không thể sử dụng vào mục đích thế

chấp để vay vốn ngân hàng do chưa đủ yếu tố pháp lý.

- Một số quy định trong chế độ kế toán rất phức tạp, hệ thống tài khoản kế

toán thay đổi liên tục, yêu cầu báo cáo cao, chưa phù hợp với các DNV&N. Bên cạnh đó, chế độ quản lý và sử dụng hoá đơn, chứng từ còn rườm rà, phải xuất trình nhiều loại giấy tờ khi mua hoá đơn tài chính; các loại hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ của người sản xuất nhỏ chưa thống nhất; quy định về báo cáo sử

dụng hoá đơn hàng tháng gây trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tăng thêm việc cho cơ quan thuế. Điều đó góp phần làm tăng khả năng vi phạm chế độ hạch toán kế toán của các DNV&N vốn hạn chế về

trình độ kế toán. Ví dụ như việc sử dụng đồng thời phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp để tính thuế, gây bất lợi cho các doanh nghiệp nhỏ, vì các doanh nghiệp này không lưu sổ sách kế toán và không có hoá đơn giá trị gia tăng,

đồng thời làm cho quản lý thuế phức tạp hơn, dễ xảy ra tiêu cực.

- Các chính sách mang tính chất ưu đãi, hỗ trợ cho các DNV&N của Chính phủ rất nhiều nhưng đi vào thực tiễn còn rất chậm. Điển hình như việc triển khai thể chế về Quỹ bảo lãnh tín dụng dành cho các DNV&N theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP còn rất chậm. Đến nay, mới chỉ có một vài địa phương thành lập

được quỹ này và khả năng hoạt động cũng còn hạn chế, hiện nay Tiền Giang cũng chưa thành lập được quỹ này.

- Thể chế về đất đai và mặt bằng sản xuất còn nhiều trở ngại cho các DNV&N. Đất đai không chỉ là mặt bằng sản xuất kinh doanh mà còn là tài sản rất quan trọng để các doanh nghiệp thế chấp vay vốn ngân hàng. Ngoài những trở

ngại về cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, những khó khăn trong thể

hoạch, vấn đề đền bù và giải phóng mặt bằng...Đặc biệt, trong những năm gần

đây cùng với sự phát triển của các cụm, khu công nghiệp trong tỉnh Tiền Giang thì tình hình khiếu kiện của người dân địa phương có đất liên quan đến các dự án này càng trở nên gây gắt, nóng bỏng. Liên quan đến vấn đề này, một trở ngại mà hầu như các DNV&N Tiền Giang đều vướng phải đó là thuế chuyển mục đích sử

dụng đất khá cao và thủ tục chuyển đổi rất phức tạp nên đã làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp nếu thực hiện chuyển đổi; hoặc là không thực hiện chuyển

đổi thì việc xây dựng nhà kho, nhà xưởng, trụ sở trên phần đất này trở nên không hợp lệ và không đủ tính pháp lý để thế chấp vay vốn ngân hàng.

- Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp và các cụm, khu công nghiệp, nguồn lao động có tay nghề trong thời gian gần đây ởđịa phương bắt đầu trở nên thiếu thốn và khả năng đào tạo nghề của địa phương chưa bắt kịp nhu cầu của các doanh nghiệp.

- Khung giá đất do UBND tỉnh ban hành trên địa bàn còn một số điểm chưa hợp lý, chưa sát với thực tế. Một số tuyến đường, khu vực có giá rất cao, cao hơn giá thị trường; còn một số khác lại thấp hơn thị trường. Điều này gây khó khăn cho công tác đền bù giải tỏa của địa phương, DN để triển khai dự án và công tác thẩm định tài sản giải quyết cho vay, bán đấu giá thanh lý tài sản bảo

đảm.

- Công tác hỗ trợ của các cơ quan pháp luật Tiền Giang (Tòa án, Thi hành án,...) trong việc xử lý các hồ sơ về nợ quá hạn, nợ khó đòi nhiều trở ngại, chậm chạp, mất nhiều thời gian làm cho công tác cấp tín dụng của các NHTM cũng phải rất chặt chẽ, yêu cầu tính pháp lý cao, lựa chọn khách hàng, tài sản bảo đảm có giá trịđể phòng ngừa rủi ro.

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)