Qui mô, tốc đột ăng trưởng, cơ cấu ngành nghề tài trợ DNV&N

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 52 - 59)

+ Qui mô, tc độ tăng trưởng:

Tổng dư nợ cho vay DNV&N của các NHTM Tiền Giang không ngừng tăng trưởng và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ của các NHTM. Năm 2005, tổng dư nợ cho vay DNV&N chiếm tỷ trọng 29% trong tổng dư nợ đạt 1.385.955 triệu đồng; năm 2006 tăng lên 2.049.896 triệu đồng, tốc độ tăng 48%, chiếm tỷ trọng 37% trong tổng dư nợ và đến cuối năm 2007 lên đến 3.058.062 triệu đồng, tốc độ tăng 49% và chiếm tới 43% trong tổng dư nợ cho vay của các NHTM. Tốc độ tăng trưởng bình quân trên 45%/năm.

Số lượng DNV&N có quan hệ tín dụng tại các NHTM Tiền Giang liên tục tăng qua các năm từ 563 DN năm 2005 tăng lên 845 DN trong năm 2006, 942 DN năm 2007. Tương tự số lượng các hộ SXKD cá thể có quan hệ tín dụng với các NHTM cũng không ngừng tăng lên, từ 6450 hộ SXKD năm 2005 tăng lên 7.132 hộ năm 2006 và 8.230 hộ năm 2007. Điều này chứng tỏ, khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNV&N cũng như chính sách tín dụng của các NHTM dành cho DNV&N phần nào đã được cải thiện.

Bảng 2.13 – Dư nợ tín dụng của DNV&N tại các NHTM Tiền Giang

Đvt: Triu đồng So sánh (%) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 1. Ngn hn 1.083.338 1.547.650 2.093.985 143% 135% - Tỷ trọng (%) 78% 75% 68% -3% -7% 2.Trung, dài hn 302.617 502.246 964.077 166% 192% - Tỷ trọng (%) 22% 25% 32% +3% +7% Tổng cộng 1.385.955 2.049.896 3.058.062 148% 149% Ngun: NHNN tnh Tin Giang

Biu đồ 3 – Dư n theo thi hn ca DNV&N ti các NHTM TG qua các năm

Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn của các DNV&N các năm qua cho thấy dư nợ cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh của DN luôn chiếm tỷ trọng rất lớn so với dư nợ trung dài hạn. Tuy nhiên, khác với tình hình chung về dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm; ở đây dư nợ trung dài hạn của các DNV&N lại tăng dần qua các năm, năm 2005 dư nợ trung dài hạn của các DNV&N chiếm tỷ lệ 22% trong tổng dư nợ của DNV&N và tiếp tục tăng lên 25%, rồi 32% trong năm 2007. Nguyên nhân của sự

tăng trưởng này là do:

- Thời gian gần đây các DNV&N trong tỉnh đã chú trọng đến việc vay vốn

đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất mới, xây dựng thêm nhà xưởng để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng và những đòi hỏi về chất lượng sản phẩm đểđảm bảo tính cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

- Bên cạnh đó là do nhu cầu vay vốn của một số DNV&N mới thành lập cần vốn đểđầu tư xây dựng mới các nhà máy, doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp mà tỉnh kêu gọi đầu tư trong các năm qua như khu công nghiệp Mỹ

Tho, khu công nghiệp Tân Hương, cụm công nghiệp Trung An, cụm công nghiệp An Thạnh - Đông Hòa Hiệp – Cái Bè,...

- Dư nợ trung dài hạn của các DNV&N tăng trong khi dư nợ trung dài hạn chung giảm (nguyên nhân giảm nhưđã phân tích tại mục 2.1.2.1) còn do nguyên nhân đầu tư tín dụng của các NHTM Tiền Giang trong 02 năm 2006, 2007 dành cho các hộ SXKD cá thể hoạt động kinh doanh trong ngành vận chuyển hàng hóa rất lớn để chuyển đổi, mua sắm mới phương tiện vận chuyển (do phương tiện cũ

bị hạn chế về tải trọng hay hết thời hạn sử dụng,...). Ước tính trong hai năm 2006, 2007 tổng dư nợ cho vay để các DN và hộ kinh doanh cá thể mua sắm phương tiện vận tải là trên 250 tỷđồng với hơn 450 phương tiện được đầu tư.

- Một nguyên nhân quan trọng khác có thể kểđến đó là: do sự chuyển dịch kinh tế của TG theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (năm 2007 khu vực I tăng 6,1%, khu vực II tăng 3,9%, khu vực III tăng 13,2% - theo Cục thống kê Tiền Giang), số lượng các DNV&N hoạt động trong khu vực thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế biến ngày một tăng và các DNV&N hoạt động trong lĩnh

vực phát triển nông nghiệp, nông thôn hầu như không tăng và có xu huớng giảm - hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chủ yếu là hộ gia đình. Mà đầu tư trung dài hạn của các NHTM cho lĩnh vực công thương nghiệp, dịch vụ

thường được ưu tiên phát triển hơn do ít rủi ro hơn lĩnh vực nông nghiệp. Điều này làm cho dư nợ trung dài hạn tính chung có xu hướng giảm nhưng xét riêng

đối tượng DNV&N thì dư nợ trung dài hạn cho đối tượng này có xu hướng tăng.

+ Cơ cu, ngành ngh tài tr DNV&N:

Cơ cấu dư nợ của các DNV&N theo thành phần kinh tế có xu hướng ngày càng giảm đối với các DNV&N thuộc thành phần DNNN và ngày càng tăng

đối với các DNV&N thuộc thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Từ năm 2005 – 2007, dư nợ cho vay các DNNN vừa và nhỏ liên tục giảm qua các năm, từ

110.876 triệu đồng năm 2005, giảm rất nhanh xuống chỉ còn 40.998 triệu đồng năm 2006, tốc độ giảm trên 60%; đến cuối năm 2007 tiếp tục giảm thêm 10%, còn 36.697 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này cũng giống như nguyên nhân sụt giảm của các DNNN nói chung, đó là:

i) do quá trình sắp xếp, chuyển đổi của DNNN làm cho số lượng các DNV&N thuộc khu vực nhà nước giảm đáng kể, năm 2006 toàn tỉnh đã thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại 8 DNNN nên dư nợ cho vay của các NHTM cho các DN này cũng sẽ chuyển sang cho loại hình DN mới;

ii) do tính hiệu quả của đầu tư vào các DNV&N thuộc khu vực nhà nước kém và các hạn chế khác như tài sản bảo đảm, mức ủy quyền vay vốn của các DNNN hoặc cấp quản lý trực tiếp cho các DNV&N trực thuộc,... nên đầu tư tín dụng của các NHTM cũng hạn chế.

Dư nợ của các DNV&N là DNTN, Cty cổ phần, Cty TNHH và hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay các DNV&N của tỉnh và tốc độ tăng trưởng hằng năm của các đối tượng này cũng rất cao. Năm 2005 dư nợ cho vay các DNTN, Cty Cp, TNHH là 692.978 triệu đồng, với trên 454 DN có quan hệ vay vốn, chiếm tỷ trọng 50% trong tổng dư nợ cho vay DNV&N của các NHTM Tiền Giang.

- 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 T riu đ ồ n g 2005 2006 2007 Năm 1. DNNN 2. DNTN, Cty CP,TNHH 3. Cty có vốn ĐT NN 4. Hộ SXKD cá thể

Bảng 2.14 – Cơ cấu dư nợ DNV&N tỉnh TG phân theo loại hình DN

Đvt: Triu đồng So sánh (%) Năm Loại hình DN 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

1. Doanh nghiệp Nhà nước 110.876 40.998 36.697 37% 90% 2. DNTN, Cty CP,TNHH 692.978 1.168.441 1.620.773 169% 139% 3. Cty có vốn ĐT nước ngoài 27.719 34.848 61.161 126% 176% 4. Hộ SXKD cá thể 554.382 805.609 1.339.431 145% 166%

Cộng 1.385.955 2.049.896 3.058.062 148% 149%

Ngun: NHNN tnh Tin Giang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biu đồ 4 – Dư n DNV&N tnh TG phân theo loi hình DN

Đến năm 2006 dư nợ cho vay các DN này tăng lên 69% so với cuối năm 2005, đạt 1.168.441 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 57% và số DN có quan hệ vay vốn cũng tăng lên đến 832 DN. Cuối năm 2007, dư nợ của các DN này tiếp tục tăng thêm 39% so với năm 2006 lên 1.620.773 triệu đồng, tỷ trọng giảm xuống còn 53% trên tổng dư nợ cho vay DNV&N, số DN có quan hệ vay vốn năm 2007 tăng lên 930 doanh nghiệp. Nguyên nhân để các NHTM luôn duy trì và tăng trưởng dư nợ cho vay đối với các DNV&N thuộc loại hình DNTN, CtyCP, TNHH là do:

- Các DNTN, CtyCP, TNHH quy mô vừa và nhỏ là các chủ thể kinh tế chủ

lượng rất đông và đa phần là quy mô vừa và nhỏ nằm rải rác khắp các xã trong tỉnh nên đây là đối tượng khách hàng tất yếu mà các NHTM trong tỉnh Tiền Giang quan tâm đầu tư.

- Số lượng các DN có quy mô lớn, các DNNN tại địa phương rất ít, trong khi các NHTM hoạt động tại địa phương ngày một nhiều nên các DNV&N là đối tượng được ưu tiên phát triển và phù hợp với xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các NHTM hiện nay, nhất là các NHTMCP.

- Các DNV&N là DNTN, CtyCP, TNHH ngày càng thể hiện tầm quan trọng của mình đối với kinh tế địa phương; đóng góp của các DN này đối với sự

phát triển kinh tế địa phương ngày càng lớn. Năm 2007, theo số liệu của Cục Thống kê Tiền Giang giá trị sản xuất (tính theo giá hin hành) của khu vực kinh tế tư nhân là 9.229.255 triệu đồng, chiếm 25% trong cơ cấu giá trị sản xuất của tỉnh. Do đó, cùng với quá trình hội nhập kinh tế vùng, kinh tế quốc tế, Chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác xúc tiến, cải cách hành chính trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, tập trung tháo gỡ khó khăn và ngày càng có nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các DN này phát triển. Điều này làm cho nhu cầu vốn đểđầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh của các DN này ngày càng lớn và đáp ứng cho nhu cầu đó thì dư nợ của các NHTM

đối với các DN này cũng ngày càng tăng trưởng.

Xét về dư nợ bình quân của các DNTN, Cty CP, TNHH: dư nợ bình quân của một DN năm 2005 là 1.272 triệu đồng, năm 2006 là 1.404 triệu đồng, năm 2007 là 1.742 triệu đồng. Mức dư nợ bình quân này là khá thấp và tốc độ

tăng trưởng qua các năm cũng không cao, tốc độ tăng trưởng bình quân (2005- 2007) 19%; trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm tương đối lớn, bình quân trên 50%. Điều này nói lên, khả năng vay vốn của từng DNV&N là DNTN, Cty CP, TNHH ở Tiền Giang còn thấp, mức tăng trưởng tín dụng hàng năm của

đối tượng này là do tăng lên về số lượng DN quan hệ vay vốn, chứ số dư bình quân tăng lên của từng DN không lớn.

Bảng 2.15 – Dư nợ bình quân của các DNV&N tỉnh Tiền Giang Tốc độ tăng, giảm (%) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 06/05 07/06 1. DNV&N là DNTN, Cty CP, TNHH

- Số lượng DN có quan hệ vay vốn 545 832 930 53% 12%

- Tổng dư nợ (triu đồng) 692.978 1.168.441 1.620.773 69% 39%

- Dư nợ b/q 01 DN (triu đồng) 1.272 1.404 1.742 16% 22%

2. DNV&N là DNNN

- Số lượng DN có quan hệ vay vốn 15 8 6 -46% -25%

- Tổng dư nợ (triu đồng) 110.876 40.998 36.697 -63% -10%

- Dư nợ b/q 01 DN (triu đồng) 7.392 5.125 6.116 -31% -19%

3. DNV&N là Cty có vn ĐTNN

- Số lượng DN có quan hệ vay vốn 3 5 6 67% 20%

- Tổng dư nợ (triu đồng) 27.719 34.848 61.161 126% 176% - Dư nợ b/q 01 DN (triu đồng) 9.239 6.970 10.194 -25% 46% 4. H SXKD cá thể - Số hộ SXKD có quan hệ vay vốn 6.450 7.132 8.230 11% 15% - Tổng dư nợ (triu đồng) 554.382 805.609 1.339.431 45% 66% - Dư nợ b/q 01 hộ SXKD (triu đồng) 86 113 163 31% 44%

Ngun: NHNN tnh Tin Giang, và t tính toán ca tác giả.

So với số vốn đăng ký kinh doanh bình quân của các DN thì mức dư nợ

bình quân này không cao. Và các DN này hoàn toàn có thể tăng thêm mức vay nợ

từ các NHTM, tuy nhiên theo đánh giá của đa số các NHTM tỉnh Tiền Giang thì lý do hạn chế các DN này nâng cao thêm mức nợ vay NH xuất phát từ các yếu

điểm cơ bản vốn có đã được đề cập trong rất nhiều nghiên cứu về DNV&N trước

đây, mặc dù các yếu điểm đó cũng đã được cải thiện rất nhiều qua các năm, cụ

thể như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đa phần trình độ các chủ DNV&N còn thấp và chưa được đào tạo về

quản lý doanh nghiệp, việc điều hành doanh nghiệp một cách tự phát, chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm bản thân và còn mang nặng tính gia đình, nhất là loại hình các DNTN.

- Đa số các DN đều có báo cáo tài chính khi vay vốn ngân hàng nhưng mức độ chính xác không cao, tính minh bạch công khai chưa rõ ràng, chủ yếu các báo cáo chỉ mang tính chất đối phó với cơ quan thuế cho nên nhiều khi không phản ánh hết thực tế của DN. Trình độ hạch toán của nhiều DN còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của các NHTM, việc quản lý chứng từ kế toán rất lỏng lẻo, nhiều hoạt động mua bán hầu như không có hóa đơn, chứng từ

chứng minh hoặc có nhưng không đầy đủ và hầu như không có DN nào được kiểm toán nên rất khó cho các NHTM trong việc phân tích hoạt động hoặc có căn cứ thuyết phục để giải quyết cho vay một cách “mạnh dạn”.

- Đa số các DNV&N đều có hạn chế về tài sản để làm đảm bảo nợ vay, trong khi khả năng đểđược vay tín chấp là rất khó.

- Khả năng tự chủ tài chính của các DN chưa cao, hầu hết các DN đều chuộng sử dụng tín dụng thương mại với các khoản nợ phải trả rất lớn do tính

đơn giản của các khoản nợ này (chủ yếu dựa vào uy tín), quan hệ vay mượn giữa DN với các cá nhân, tổ chức phi tín dụng vốn rất phức tạp và không được phản ánh đầy đủ trên sổ sách nên đã làm hạn chế khả năng tiếp cận thêm nguồn vốn vay từ các NHTM.

- Xuất phát từ những hạn chế về vốn, kỹ thuật và nhân lực nên sản phẩm dịch vụ làm ra thiếu tính cạnh tranh. Để có thể mở rộng mạng lưới phân phối, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm dịch vụ trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, buộc các DN này phải đẩy mạnh chính sách bán hàng trả chậm dẫn đến tình trạng nợ phải thu khá lớn và khó kiểm soát, làm hạn chế khả năng vay vốn NH.

Nhìn chung, hoạt động của các DNV&N còn mang nặng tính tự phát, chưa xây dựng được kế hoạch và chiến lược kinh doanh dài hạn, chưa bám sát quy hoạch, định hướng phát triển ngành nghề của tỉnh và chưa cập nhật kịp thời các cơ chế, chính sách, pháp luật kinh doanh,... để phục vụ cho phát triển, vì vậy các DN này sẽ rất khó khăn trước tình hình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.

Về cơ cấu ngành nghềđầu tư DNV&N cuả các NHTM tỉnh Tiền Giang:

trung vào các ngành nghề mũi nhọn vốn là thế mạnh của địa phương như công nghiệp xay xát chế biến lương thực, thu mua kinh doanh lương thực, công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, công nghiệp dệt may, ngành thương nghiệp dịch vụ

tổng hợp mua bán các sản phẩm phục vụ ngành nông nghiệp như vật tư nông nghiệp, xăng dầu, vật liệu xây dựng và lĩnh vực phân phối sản phẩm,... Trong đó

đáng chú ý là ngành công nghiệp xay xát chế biến và thu mua nông sản (lương thực – lúa gạo) để tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu. Với thế mạnh là địa phương tập trung nhiều nhà máy xay xát chế biến lương thực, là đầu mối trong việc thu mua lương thực từ các tỉnh trong khu vực ĐBSCL để chế biến phục vụ

xuất khẩu nên số lượng các DNV&N trong tỉnh Tiền Giang hoạt động trên lĩnh vực này cũng khá đông, chiếm tỷ trọng cao nhất so với các ngành khác. Đầu tư

của các NHTM cho hoạt động kinh doanh lương thực của các DN địa phương cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn, bình quân dư nợ cho vay kinh doanh lương thực

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 52 - 59)