Diễn biến của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 35 - 38)

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG “MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP” TẠI VIỆT NAM

3.1.1. Diễn biến của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam

Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là từ cuối thập niên 1990 và những năm đầu thế kỷ 21. Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam được chứng nhận bằng những con số cụ thể như: GDP liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2003 đến 2007 lần lượt là 7,34%; 7,79%; 8,44%; 8,23% và 8,48%(1), đời sống người dân được nâng cao, thu nhập bình quân/người tăng từ 4,15 triệu đồng/người/năm vào năm 2003 lên 5,42 triệu đồng/người/năm vào năm 2007(2), đời sống nông dân ở những vùng sâu vùng

xa được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Những thành công trong công tác cải cách nền kinh tế nước nhà đã được cả thế giới công nhận.

Chính sự phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự hướng dẫn của Nhà nước đã làm xuất hiện nhiều loại thị trường trong nền kinh tế. Trong đó, sự xuất hiện của thị trường chứng khoán là một bước ngoặc đáng nghi nhận. Kể từ khi ra đời đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Chính sự ra đời của thị trường chứng khoán và những biến động bất ngờ trên thị trường đã gây tác động rất lớn đến các nhà đầu tư và cả doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường minh bạch hơn, cạnh tranh gây gắt hơn. Và như thế, sự phát triển thị trường chứng khoán đến một giai đoạn nhất định sẽ dẫn đến sự hình thành một thị trường mới. Đó chính là thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Hay nói cách khác, thị trường mua lại hay sáp nhập doanh nghiệp là hệ quả tất yếu của sự phát triển thị trường chứng khoán. Hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tác động và dẫn đến việc hình thành mầm móng sơ khai của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam. Sự ra đời và phát trỉển của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) sẽ tác động đến quá trình tái cấu trúc lại các doanh nghiệp và cả nền kinh tế, tạo nên cơ hội phát triển tốt hơn cho cả doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thị trường Việt Nam là thị trường mới đang phát triển và phát triển khá nhanh, chính vì thế sẽ có rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập với qui mô nhỏ. Đồng thời trong điều kiện đó sẽ có nhiều sự điều chỉnh từ phía nhà nước, thị trường tác động đến doanh nghiệp, điều đó tạo nên một cơ chế sàn lọc, những doanh nghiệp mạnh về năng lực tài chính, quản lý sẽ tiếp tục phát triển và các doanh nghiệp không đủ năng lực phải chọn hình thức phá sản, giải thể hoặc chọn con đường bán lại hay sáp nhập. Đối với các doanh nghiệp chống chọi được sự sàn lọc khắc nghiệt của cơ chế thị trường tiếp tục phát triển thì sẽ tìm đến con đường tắt để đạt được sự thành công hơn nữa, con đường đó là mua lại doanh nghiệp nhỏ hơn có những lợi thế mà hiện tại doanh nghiệp mình không có. Cung có, cầu có, tất yếu dẫn đến việc hình thành thị trường. Như vậy thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đã được hình thành ở Việt Nam từ năm 2000 và dần phát triển đến nay có thể nói hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam đang nóng dần và còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

Với sự ra đời của Luật doanh nghiệp 1999, trong Luật đã đề cập đến một hình thức để tổ chức lại doanh nghiệp là “hợp nhất và sáp nhập” đã mở đầu cho sự xuất hiện hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam. Như vậy, hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp chính thức xuất hiện ở thị trường Việt Nam từ năm 2000 nhưng xảy ra ở những giao dịch với qui mô nhỏ và gia tăng với tốc độ rất nhanh qua từng năm .

Bảng 3.1: Diễn biến tình hình hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam Đơn vị tính: triệu USD Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số vụ Giá trị Số vụ Giá trị Số vụ Giá trị Số vụ Giá trị Số vụ Giá trị Số vụ Giá trị 41 118 23 31 22 64 38 299 108 1.719 146 1.009 (Nguồn:Pricewatershouse Coopers)(3)

Tốc độ tăng trưởng của hoạt động này tại thị trường Việt Nam khá nhanh. Riêng năm 2007 là năm phát triển vượt bậc của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Sự gia tăng trong năm 2007 so với năm 2006 đạt cả về mặt số lượng giao dịch và giá trị giao dich. Theo đánh giá của công ty kiểm toán Pricewatershouse Cooper thì thị trường mua lại sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam có tốc độ tăng nhanh nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chính những biến động mạnh ở các thị trường bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại tệ đã tác động rất mạnh đến hoạt động doanh nghiệp trong năm 2007. Với sự đóng băng của thị trường bất động sản vào thời điểm đầu năm và sự khủng hoảng dẫn đến sự tụt giá liên tục ở thị trường chứng khoán và sự mất giá nhanh chóng của đồng đôla Mỹ đã khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh khó khăn và phải lựa chọn giải pháp bán lại cổ phần, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh của thị trường M&A. Đặc biệt trong đợt điều chỉnh giá giảm của thị trường chứng khoán trong năm 2007 cộng hưởng với những tác động tiêu cực của những dấu hiệu khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu đã làm cho các công ty chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn nên phải nói rằng năm 2007 là năm mà có rất nhiều vụ mua lại, sáp nhập doanh nghiệp của các công ty chứng khoán. Đồng thời, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gây gắt đã làm cho các vụ mua bán cổ phiếu

cho cổ đông chiến lược là các ngân hàng thương mại nước ngoài của các ngân hàng thương mại trong nước cũng diễn ra rất nhiều, góp phần làm cho thị trường mua bán

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w