Những đặc điểm chính của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 38 - 39)

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG “MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP” TẠI VIỆT NAM

3.1.2. Những đặc điểm chính của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam

thì có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện M&A để tận dụng những lợi thế mà nó có thể mang lại cho doanh nghiệp.

Chuyển sang năm 2008, nền kinh tế toàn cầu chuyển sang thời kỳ khủng hoảng. Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng của đợt khủng hoảng này. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn, đặc biệt là vào những tháng cuối năm 2008. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp trở nên thận trọng hơn trong các giao dịch M&A. Chính vì thế những tháng đầu năm 2008 hoạt động M&A diễn ra cũng khá sôi động những đến cuối năm thì có dấu hiệu chựng lại, và như vậy đã làm cho giá trị giao dịch M&A ở Việt Nam trong năm 2008 giảm về mặt giá trị hơn so với năm 2007.

Tuy nhiên, tương lai gần, sau khi nền kinh tế thế giới và Việt Nam vừa bước ra khỏi cuộc khủng hoảng, được dự báo bắt đầu từ quý 4 năm 2009, thì nhu cầu thực hiện hoạt động mua lại và sáp nhập của các doanh nghiệp sẽ gia tăng nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc lại hoạt động doanh nghiệp nói chung và yêu cầu tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp nói riêng.

3.1.2. Những đặc điểm chính của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam Việt Nam

3.1.2.1. Hầu hết các giao dịch M&A đều có sự tham gia của yếu tố nước ngoài

Trong suốt thời gia qua, các doanh nghiệp nước ngoài đóng một vai trò rất quan trọng cho thị trường M&A ở Việt Nam. Mặc dù có một vài giao dịch giữa các doanh nghiệp trong nước như Kinh Đô mua 35,4% công ty cổ phần nước giải khát Tribeco, Techcombank mua 10% cổ phần của Ngân hàng thương mại cổ phần Sao Việt, gạch Đồng Tâm mua lại 60% vốn cổ phần của Sứ Thiên Thanh, nhưng hầu hết các vụ giao dịch M&A trên thị trường Việt Nam đều có sự tham giá một bên là các doanh nghiệp nước ngoài. Điển hình như: Eximbank bán 15% vốn cổ phần cho Sumitoom Mitsui Banking Corporation (SMBC), Indochina Capital mua Công ty CP địa ốc Hoàng Quân và Công ty TP tư vấn thương mại và dịch vụ địa ốc Hoàng Quân – Mekong mỗi công ty

20%, Vinamit cũng đã bán cho Indochina Capital 20% vốn cổ phần, Pacific Airline bán cho Quatas Airline 30% vốn cổ phần, Techcombank bán cho HSBC 15% vốn cổ phần, Nhà máy sữa Nestle bán cho công ty CP Anco, Kinh đô mua lại nhà máy sản xuất kem Wall’s, Bảo Minh CMG bán toàn bộ công ty cho Daiichi…. Việc hầu hết các giao dịch M&A ở thị trường Việt Nam trong thời gian qua đều có sự tham gia của yếu tố nước ngoài là điều dễ hiểu. Bởi lẽ thị trường trong nước là thị trường mới phát triển và trong thời gian có nhiều sự điều chỉnh, đa phần các doanh nghiệp trong nước là các công ty có qui mô nhỏ và vừa, và yếu về mặt tài chính. Sự yếu kém về năng lực tài chính thường dẫn đến sự yếu kém trong quá trình quản trị, điều hành và hiệu quả hoạt động. Trong lúc đó, thị trường lại diễn ra hoạt động cạnh tranh gây gắt giữa các doanh nghiệp. Vì thế, để tạo sức mạnh cho doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động và phát triển thì các doanh nghiệp trong nước cần sự góp sức về công nghệ, kỹ thuật, năng lực quản lý, điều hành của các doanh nghiệp nước ngoài.

Trong các giao dịch có sự tham gia của yếu tố nước ngoài thì hầu như phía nước ngoài luôn đóng vai trò là người đi mua. Chỉ có một số ít trường hợp doanh nghiệp trong nước đóng vai trò là người mua như trường hợp của Công ty CP Anco mua lại Nestle, Kinh Đô mua kem Wall’s, Vinabico mua Kotobuki. Vẫn có trường hợp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tự liên kết lại với nhau như trường hợp Savills với Chestorton Vietnam. Như vậy, sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu làm tăng lượng cầu cho thị trường. Các doanh nghiệp nước ngoài với một tiềm lực tài chính lớn họ là khách hàng của các thương vụ M&A với giá trị lên đến hàng chục cho đến hàng trăm triệu USD.

Sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường M&A Việt Nam trong thời gian vừa qua là điều tất yếu. Thị trường Việt Nam là một thị trường mới mở, còn rất nhiều tiềm năng khai thác và phát triển nên nó là tầm ngắm của các doanh nghiệp nước ngoài. Sự tham gia của yếu tố nước ngoài sẽ làm tăng nguồn cầu và cung cho thị trường, đồng thời nó có thể mang đến cho các doanh nghiệp trong nước nhiều lợi ích nhưng đồng thời đó là tiềm ẩn những rủi ro, tác động tiêu cực đến nền kinh tế, doanh nghiệp nếu như không có một sự điều chỉnh, kiếm soát chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w