Hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp trong thời gian qua diễn ra chủ yếu trong các ngành như ngân hàng, chứng khoán.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 42 - 44)

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG “MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP” TẠI VIỆT NAM

3.1.2.3. Hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp trong thời gian qua diễn ra chủ yếu trong các ngành như ngân hàng, chứng khoán.

diễn ra chủ yếu trong các ngành như ngân hàng, chứng khoán.

Những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển rất nhanh, môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể. Bên cạnh những thành tích đó thì nền kinh tế nước nhà cũng đã chứng kiến nhiều cuộc biến động lớn, đặc biệt 2 năm gần đây trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và chứng khoán. Sau sự đóng băng của thị trường bất động sản là sự giảm giá liên tục trên thị trường chứng khoán và tình hình lạm phát ngày càng tăng cao đã làm cho tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn.

 Đồng thời, thị trường kinh doanh của các ngân hàng được đánh giá là một thị trường có tỷ suất sinh lợi cao, trong khi đó, các ngân hàng trong nước lại chưa khai thác được hết những tiềm năng phát triển của thị trường này. Các ngân hàng hạn chế về năng lực tài chính, năng lực thị trường, năng lực quản lý, đó là nguyên nhân kiến các ngân hàng trong nước chọn hình thức bán lại cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài để gia tăng những nguồn lực và khả năng đang thiếu, nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng mình. Theo đánh giá của các ngân hàng nước ngoài thì thị trường ngân hàng hiện đại ở Việt Nam là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng khai thác nhưng do hiện tại Việt Nam mới cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước từ năm 2008, vì thế con đường làm đối tác chiến lược của các ngân hàng trong nước là con đường nhanh nhất để họ tiếp cận với thị trường này. Hàng loạt các vụ giao dịch cổ phiếu giữa các ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài đã diễn ra như: Eximbank bán cổ phiếu cho Sumitoom Mitsui Banking Corporation (SMBC), HSBC mua cổ phần của ngân hàng Techcombank, MayBank mua cổ phần ngân hàng An Bình, UOB sở hữu 15% vốn cổ phần của ngân hàng Southern Bank

Sự cạnh tranh ngày càng gây gắt trên thị trường các ngân hàng thương mại đã buộc các ngân hàng phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể tiếp tục tồn

tại. Sự cạnh tranh làm cho các ngân hàng càng ráo riết hơn trong việc bán cổ phần cho các ngân hàng khác để gia tăng sự liên kết với nhau. Ví dụ như ngân hàng Techcombank nắm giữ 10% vốn cổ phần của ngân hàng Sao Việt, ngân hàng Vietcombank đã có kế hoạch mua lại một số ngân hàng nhỏ, và ngân hàng VCB hiện tại đang nắm giữ một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần của các ngân hàng như Eximbank, VIB bank, ngân hàng Gia Định, OCB,…

Tóm lại trong thời gian qua hoạt động mua lại giữa các ngân hàng diễn ra rất nhiều và nó sẽ sớm trở thành xu thế tất yếu trên thị trường M&A trong thời gian tới.

 Đối với thị trường chứng khoán, sau hàng loạt biến động làm thị trường này liên tục giảm giá, lượng giao dịch trên thị trường giảm hẳn đã khiến nhiều công ty chứng khoán lâm vào giai đoạn khó khăn. Khi thị trường phát triển nóng, đã có rất nhiều công ty chứng khoán được thành lập, mục tiêu của các công ty chứng khoán lúc đó là khai thác nhanh sự náo nhiệt trên thị trường nên chỉ chuẩn bị để thực hiện hai nghiệp vụ là môi giới và tự doanh. Ngoài ra, sự chuẩn bị không thực sự tốt, nên đến giai đoạn thị trường lao dốc, lượng khách hàng đến thị trường ít đi khi đó là lúc các công ty này rơi vào giai đoạn khủng hoảng và có khả năng đi đến phá sản. Chính vì thế mà xu thế mua lại các công ty chứng khoán cũng diễn ra sôi nổi trong suốt thời gian qua. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, mặc dù thị trường tài chính, thị trường chứng khoán ở các nước này rất phát triển nhưng số lượng các công ty chứng khoán không nhiều, nhưng các công ty chứng khoán đó thực sự là một công ty chứng khoán chuyên nghiệp trong hầu hết các nghiệp vụ chuyên ngành, trong khi đó ở Việt Nam một thị trường mới, nhỏ bé đã có gần 100 công ty chứng khoán, một bất cập trên thị trường này. Chính vì thế, một xu thế mua lại, sáp nhập giữa các công ty chứng khoán trong và ngoài nước đã và sẽ diễn ra nháo nhiệt.

Trong thời gian qua có một số vụ mua lại của các công ty chứng khoán như: Công ty chứng khoán Âu Lạc bán 49% vốn cổ phần cho công ty Technology CX, ngân hàng Đầu tư RHB, chi nhánh của Tập đoàn Ngân hàng RHB (Malaysia) mua 49% cổ phần của công ty chứng khoán Việt Nam, công ty chứng khoán và đầu tư Golden Bridge

mua 49% vốn của công ty Nhấp và Gọi, tập đoàn Morgan Stanley của Sigapore nắm giữ 48,33% vốn của công ty chứng khoán Hướng Việt và đổi tên thành công ty chứng khoán Morgan Stanley Hướng Việt.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w