Doanh nghiệp cần phân tích kỹ đối tác để tránh bị thâu tóm

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 84 - 86)

MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 4.1 Xu hướng của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

4.2.2.2. Doanh nghiệp cần phân tích kỹ đối tác để tránh bị thâu tóm

Tùy theo mục tiêu cần đạt được mà doanh nghiệp sẽ tìm kiếm hoặc nhờ công ty tư vấn, môi giới tìm đối tác tham gia vào thương vụ giao dịch này. Đối tác được chọn phải đáp ứng được những mục tiêu do mình đề ra. Để biết là doanh nghiệp đối tác có đáp ứng được những mục tiêu đó hay không thì việc thu thập số liệu, thông tin ở hiện tại và quá khứ, để phân tích đánh giá kỹ về doanh nghiệp là một công việc cần làm.

Trong trường hợp, doanh nghiệp được doanh nghiệp khác chọn đối tác thì việc phân tích, đánh giá kỹ đối với đối tác càng quan trọng hơn. Vì trong trường hợp đó doanh nghiệp đang ở trong tình trạng bị động và có khả năng đằng sau lời đề nghị thực hiện M&A là những ý định không tốt. Việc phân tích kỹ về đối tác là một trong những việc cần thực hiện để tránh tình trạng bị thâu tóm bởi doanh nghiệp khác thông qua hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Phân tích và đánh giá doanh nghiệp đối tác tập trung vào các nội dung như: tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, tình hình tài chính và thuế, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các hợp đồng hiện tại và tương lai, nguồn nhân lực, văn hóa công ty, cách thức tổ chức và hệ thống thông tin của doanh nghiệp.

Khi đánh giá về doanh nghiệp đối tác cần lưu ý trả lời những câu hỏi sau:

- Các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đối tác có thực sự phù hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp mình đang hoạt động hay không?

- Những nguồn lực nào được xem là thế mạnh của doanh nghiệp đối tác?

- Sự kết hợp các nguồn lực có thể giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã được đề ra hay không?

- Giá trị hiện tại của doanh nghiệp đối tác là bao nhiêu?

- Giá trị doanh nghiệp sẽ sụt giảm hay gia tăng sau khi tiến hành M&A với đối tác?

- Khả năng tương thích của hệ thống thông tin giữa hai doanh nghiệp như thế nào? (điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn công nghệ phát triển mạnh như hiện nay)

Trong các câu hỏi cần trả lời ở trên thì câu nào cũng có một tầm quan trọng nhất định, nhưng để trả lời cho câu hỏi giá trị của doanh nghiêp đối tác là bao nhiêu thì rất khó. Việc xác định giá trị doanh nghiệp sẽ phải dựa vào kỹ thuật và cả nghệ thuật của những người là công tác định giá giá trị doanh nghiệp.Về phương diện kỹ thuật thì có rất nhiều kỹ thuật khác nhau để xác định giá trị tài sản hữu hình và tài sản vô hình, và mỗi phương pháp sẽ có thể đưa ra mức giá trị doanh nghiệp khác nhau và thậm chí có trường hợp đưa ra kết quả có sự khác biệt rất lớn. Sự tạo nên sự cách biệt lớn về giá trị doanh nghiệp chủ yếu là do tài sảnvô hình tạo nên. Trên thực tế có rất nhiều phương pháp dùng định giá giá trị doanh nghiệp, tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng nên nó sẽ thích hợp được vận dụng trong từng trường hợp cụ thể. Vì thế doanh nghiệp cần phải biết cách lựa chọn phương pháp ứng dụng thích hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp, đó chính là nghệ thuật của người quản trị các vụ giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp.

4.2.2.3. Doanh nghiệp cần thận trọng trong quá trình đàm phán

Quá trình đàm phán là quá trình bàn thảo trực tiếp giữa hai bên để đi đến quyết định cuối cùng là thực hiện hay không thực hiện vụ giao dịch này giữa hai bên. Kết quả của quá trình đàm phán sẽ ảnh hưởng đến hoạt động trong tương lai của cả hai bên, vì thế sự cận trọng trong quá trình đàm phán là một nguyên tắc bắt buộc mà những người khi tham gia trong sự đàm phán.

Các doanh nghiệp cần phải tuyển chọn những người vào trong bộ phận đảm nhiệm việc thực hiện vụ mua lại, sáp nhập doanh nghiệp và bộ phận đàm phán trực tiếp là những nhân viên giỏi được đào tạo và có nhiều kinh nghiệm trong quá trình đàm phán. Nghệ thuật để đạt được kết quả như mong muốn trong một cuộc đàm phán cũng phụ thuộc vào kỹ năng riêng của mỗi người trong đàm phán, vì thế việc lựa chọn những người vào bộ phận này là một công việc cần được chú trọng. Các nhân viên trong bộ phận đàm phán phải là những người phải có tinh thần trách nhiệm đối với doanh nghiệp,

có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực mà họ đang đảm nhiệm trong bộ phận thực hiệ M&A.

Nội dung đàm phán trong các giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp cần quan tâm thảo luận và đi đến kết luận thống nhất cho những nội dung sau:

- Quyền và nghĩa vụ mà mỗi bên phải gánh chịu sau khi giao dịch chính thức được tiến hành. Những quyền lợi và nghĩa vụ đó không phải là những quyền và nghĩa vụ hiện tại đang có của doanh nghiệp mà bao gồm cả những vấn đề có khả năng phát sinh trong tương lai do những hợp đồng kinh tế hiện tại gây ra, hay là những khoản bồi thường các vụ kiện tụng đang xảy ra, các khoản bồi thường hợp đồng kinh tế,…

- Mức giá giao dịch

- Tiến trình để hợp nhất giữa hai doanh nghiệp

- Vị trí của các nhà quản trị cao cấp của cả hai bên sau khi giao dịch - Quyền lợi của những lao động

Theo kinh nghiệm thì bên nào có nhiều thông tin và các thông tin chính xác thì bên đối tác đó sẽ giành được nhiều lợi thế hơn trong quá trình đàm phán. Vì thế, doanh nghiệp cần phải tiến hành thu thập thông tin thật nhiều về đối tác, về các vấn đề có liên quan đến nội dung đàm phán trước khi bước vào cuộc đàm phán. Đây là yếu tố rất quan trọng mang đến thành công cho doanh nghiệp.

Sự cẩn trọng được thể hiện ở những nội dung:

- Thảo luận hết tất cả những nội dung cần thiết đã được xác định trước

- Trong quá trình thảo luận luôn cố giữ ở vị trí chủ động và gợi chuyện, đứng vì quá nông nóng hay sự thuận lợi trong quá trình đàm phán mà tạo cảm giác áp đặt đối với đối tác.

- Cần giữ tâm trạng thoải mái và bình tĩnh giải quyết từng vấn đề - Không nên quá dễ dàng chấp nhận các lời đề nghị.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w