Nền kinh tế phát triển ổn định, Nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế là tiền đề cho sự phát triển hoạt động

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 64 - 67)

MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 4.1 Xu hướng của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

4.1.1. Nền kinh tế phát triển ổn định, Nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế là tiền đề cho sự phát triển hoạt động

khuyến khích phát triển kinh tế là tiền đề cho sự phát triển hoạt động M&A trong tương lai

Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trơng những năm qua được đánh giá là bền vững. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 7,5% trong suốt 5 năm qua, tạo nên môt môi trường đầu tư ổn định. Đây là yếu tố tác động khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và phát triển.

Đồng thời, với kế hoạch giữ vững tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt từ 7,5 -8%, tỷ lệ huy động GDP hàng năm vào ngân sách đạt 20-21%, kim ngạch xuất khẩu tăng 16%, vốn đầu tư toàn xã hội đạt 40%GDP và mục tiêu đến năm 2010, cả nước có khoảng 500.000 doanh nghiệp hoạt động, và định hướng phát triển thị trường: “Hình thành đồng bộ và tiếp tục phát triển, hoàn thiện các loại thị trường đi đôi với xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế, để thị trường hoạt động năng động, có hiệu quả, có trật tự, kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, hạn chế và

kiểm soát độc quyền kinh doanh” thì Chính phủ đã đề ra hàng loạt giải pháp nhằm

khuyến khích sự phát triển nền kinh tế vào tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Các chính sách bao gồm như: đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp, phát triển mạnh, không hạn chế qui mô các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, xây dựng và điều tiết chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện việc huy động tốt các nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, phát triển kinh tế vùng dựa trên đặc điểm kinh tế, xã hội và lợi thế của từng vùng,… Những chính sách đó đảm bảo cho một nền kinh tế phát triển vững bền, đó là điều mà tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước mong đợi.

Việc Nhà nước quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hút đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp cũng là một nhân tố làm cho thị trường M&A có rất nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển. Bởi lẽ, hình thức đầu tư trực tiếp cũng là một hình thức của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Việc kêu gọi và tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các giao dịch M&A có yếu tố nước ngoài tiếp tục gia tăng mạnh trong tương lai.

Như vậy, những gì nền kinh tế Việt Nam đạt được trong những năm qua, cộng với định hướng phát triển kinh tế rõ ràng, giải pháp thực hiện định hướng từ phía chính

phủ cụ thể là một tiền đề thực sự quan trọng cho sự phát triển của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam

4.1.2. Nhu cầu tái cấu trúc lại tài chính doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ trong nước là tiền đề cho sự phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp trong tương lai.

Sự phát triển của nền kinh tế thúc đẩy sự thành lập nhiều doanh nghiệp mới. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số lượng doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam liên tục tăng, tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp qua mỗi năm đều đạt hơn 100%. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp có mức vốn 5 tỷ chiếm đến hơn 70% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế. Mặc dù bình quân vốn sản xuất kinh doanh của đã tăng nhưng chỉ đạt ở mức 26 tỷ (tương đương 1,6 triệu USD) vào năm 2006, nhưng số doanh nghiệp siêu nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng. Đồng thời một thực tế là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam chỉ ở mức 2%, doanh nghiệp nhà nước là 3% trong khi doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên 13%. Như vậy hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh và khả năng cạnh tranh về phương diện tài chính của các doanh nghiệp trong nước là rất thấp. Trong điều kiện cạnh tranh gây gắt ở cả thị trường trong nước lẫn ngoài nước thì với một tiềm lực tài chính yếu các doanh nghiệp khó có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Số doanh nghiệp nhỏ, vừa thiếu năng lực cạnh tranh và khả năng phát triển buộc phải phá sản hoặc chọn con đường sáp nhập hay bị sáp nhập để nhằm nâng cao năng lực, hoặc chuyển hướng kinh doanh, hoặc để tiếp nhận được những kỹ thuật, công nghệ mới hiện đại, khả năng quản lý của các công ty lớn trong và ngoài nước, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nước ngoài.

Theo số liệu điều tra của Công ty First Asia Limited, hơn 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam phải đóng cửa hoặc chuyển nhượng sau 6 năm hoạt động do kinh doanh thua lỗ, hoặc lợi thế kinh doanh không còn, hay không thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Như vậy, nhu cầu bán doanh nghiệp càng tăng. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nước ngoài thì lại mong muốn phát triển hoạt động kinh doanh, mở rộng ngành nghề để trở thành các tập đoàn kinh tế đa ngành

nghề, nhằm hạn chế rủi ro, tăng thế mạnh của doanh nghiệp sẽ là nguồn cầu rất lớn cho thị trường.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w