Các giao dịch có yếu tố nước ngoài vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong số các vụ giao dịch trong tương la

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 67 - 69)

MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 4.1 Xu hướng của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

4.1.4. Các giao dịch có yếu tố nước ngoài vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong số các vụ giao dịch trong tương la

số các vụ giao dịch trong tương lai

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, họ vẫn nhận định thị trường Việt Nam là một thị trường phát triển ổn định và còn nhiều tiềm năng, mặc dù hiện tại nền kinh tế trong nước và toàn cầu đang đứng trên bờ phá sản. Được đánh giá là một thị trường lớn nên nhà đầu tư nước ngoài muốn tiếp tục và mở rộng hoạt động kinh doanh tại đây. Đối với các nhà đầu tư mới, thâm nhập được vào thị trường Việt Nam là một điều mà họ đang hướng đến. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam vừa mới gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu thì sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế trong nước là việc tất yếu sẽ có và ngày càng gia tăng. Phương thức mua lại doanh nghiệp hoặc góp vốn cổ phần với các công ty trong nước và trở thành đối tác chiến lược, tham gia vào sự điều hành công ty là một trong số nhiều phương thức được các doanh nghiệp lựa chọn, vì sự thuận tiện và chi phí thấp. Và như thế nhu cầu mua lại doanh nghiệp của các doanh nghiệp nước ngoài cũng ngày càng tăng, làm cho hoạt động mua lại, sáp nhập doanh

nghiệp trên thị trường Việt Nam trong tương lai vẫn chiếm đa số là các giao dịch có sự tham gia của yếu tố nước ngoài.

Tóm lại, Báo cáo khảo sát doanh nghiệp toàn cầu năm 2008 do Grant Thornton

thực hiện cho biết 30% (44% là kết quả khảo sát của các công ty toàn cầu) doanh nghiệp Việt Nam có kế hoạch đầu tư vốn để phát triển hoạt động kinh doanh bằng việc mua lại các doanh nghiệp khác. Và chỉ có 3% doanh nghiệp trong nước có ý định bán lại doanh nghiệp của mình trong 3 năm tới. Con số này nói lên rằng thị trường đầu tư của Việt Nam vẫn khá tốt, các doanh nghiệp khá lạc quan về cơ hội kinh doanh ở thị trường trong nước. Con số này một lần nữa minh chứng cho sự phát triển hơn nữa trong tương lai của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam.

Diễn biến hoạt động M&A ở Việt Nam diễn ra khá tốt trong thời gian qua, tiềm năng cho sự phát triển thị trường này là rất lớn vấn đề là thị trường vẫn còn nhiều vướn mắc hạn chế sự phát triển của thị trường này. Việc tháo dỡ những vướn mắc đó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường M&A tại Việt Nam.

4.2. Giải pháp nhằm phát triển hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp Việt Nam

Sự tồn tại của thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế là một sự tất yếu của việc nền kinh tế phát triển và sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán. Chúng ta không thể chối bỏ sự tồn tại của thị trường này mặc dù biết rằng hoạt động trên thị trường này có thể mang đến nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Vai trò của hoạt động mua lại, sáp nhập hiện nay đối với các doanh nghiệp Việt Nam là công cụ để giúp doanh nghiệp thực hiện công tác tái cấu trúc lại doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho bản thân trong môi trường cạnh tranh càng trở nên khắc nghiệt. Mặt trái của hoạt động này có thể được khắc phục nếu có được một sự giám sát chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước và sự chuẩn bị, thực hiện tốt từ phía doanh nghiệp trước, trong và sau khi giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đã được tiến hành.

Để có một thị trường M&A phát triển lành mạnh và hiệu quả thì hiện nay chúng ta cần thực hiện nhiều giải pháp. Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển lành mạnh

của thị trường M&A hiện nay tập trung vào 2 nhóm chính là các giải pháp mang tầm vĩ mô và nhóm giải pháp về khía cạnh kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w