- Chia theo nhóm tuổi: + 15 24 tuổ
2.2.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn
a) Cơ cấu lực lượng lao động chia theo giới tính, nhóm tuổi
- Chia theo giới tính:
Số lao động nữ thấp hơn số lao động nam, số liệu bảng 2.5 cho thấy giai đoạn 2003 - 2005, số lao động nữ chiếm trên 49% trong tổng lực lượng lao động, tỷ lệ này tương đối ổn định qua các năm.
- Chia theo nhóm tuổi:
+ Nhóm tuổi 25 - 44 là nhóm có số lượng lớn nhất chiếm tỉ lệ từ 53 - 55% trong lực lượng lao động. Người lao động trong độ tuổi này có thế mạnh về sức khoẻ, ý chí phấn đấu trong lao động. Đây là lực lượng chủ yếu tham gia sản xuất kinh doanh trong các ngành kinh tế của vùng.
+ Tiếp đến là nhóm tuổi 15 - 24, nhóm này có thế mạnh về sức khoẻ, song kinh nghiệm lao động chưa tích luỹ được nhiều. Tỷ lệ của nhóm này
trong lực lượng lao động giai đoạn 2003 - 2005 dao động trong khoảng từ 22,14 - 24,8%, nhìn chung ít biến động.
- Nhóm tuổi 45 - 59 tuổi chiếm tỷ lệ từ 16,74 - 19,95% trong lực lượng lao động, thấp nhất trong số các nhóm có tuổi nằm trong độ tuổi lao động và có xu hướng tăng dần.
- Nhóm tuổi 60 trở lên chiếm tỷ lệ trên dưới 3%, đây là nhóm đã qua tuổi lao động nhưng vẫn tham gia lao động, chiếm tỷ lệ thấp nhất trong lực lượng lao động của vùng. Tỷ lệ này phù hợp với xu hướng chung của toàn tỉnh trong cùng thời kỳ.
Bảng 2.6. Cơ cấu lực lượng lao động vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn năm 2005 chia theo nhóm tuổi (%)
b) Cơ cấu lực lượng lao động vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn chia theo trình độ văn hóa
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh chất lượng của lực lượng lao động. Qua chỉ tiêu này, có thể đánh giá khả năng nhận thức, tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh của người lao động.
Qua số liệu ở bảng 2.7 cho thấy:
Tính chung toàn vùng năm 2005 tỷ lệ mũ chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học là 15,8%; tốt nghiệp tiểu học là 33,3%; tốt nghiệp trung học cơ sở là: 31,1%; tốt nghiệp trung học phổ thông là 19,8%. So với năm 2003, chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện rõ rệt, ở cả khu vực thành thị cũng như nông thôn.
- Ở khu vực nông thôn, tỷ lệ mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học giảm từ 27,1% năm 2003 xuống còn 18,3% năm 2005; tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở tăng từ 26,7% năm 2003 lên 31,4% năm 2005; tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông tăng từ 9,7% năm 2003 lên 13,5% trong năm 2005.
- Ở khu vực thành thị, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông tăng từ 47,2% năm 2003 lên 50,1% trong năm 2005.
Bảng 2.7. Cơ cấu lực lượng lao động vùng biên giới tỉnh Lạng sơn chia theo trình độ văn hóa các năm 2003 - 2005
Trình độ văn hóa
Chung Thành thị Nông thôn
2003 2004 2005 2003 2004 2005 2003 2004 2005 Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % % % % % % % Toàn vùng 150.667 100,0 154.455 100,0 152.326 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Mù chữ, Chưa TN tiểu học 34.503 22,9 29.346 19,0 24.068 15,8 4,7 4,9 3,9 27,1 22,0 18,3 TN tiểu học 49.419 32,8 52.515 34,0 50.724 33,3 17,0 15,4 16,4 36,5 38,1 36,8 Tốt nghiệp THCS 41.433 27,5 45.410 29,4 47.373 31,1 31,1 31,7 29,6 26,7 28,9 31,4 Tốt nghiệp THPT 25.312 16,8 27.184 17,6 30.161 19,8 47,2 48,0 50,1 9,7 11,0 13,5
Nguồn: Kết quả điều tra lao động việc làm các năm 2003 - 2005, Sở Lao động - Thương binh và xã hội Lạng Sơn
Tuy nhiên sự cách biệt về trình độ học vấn giữa lực lượng lao động thành thị và nông thôn còn khá lớn. Ở khu vực thành thị, cứ 100 người tham gia hoạt động kinh tế thì có 50 người đã tốt nghiệp trung học phổ thông, gấp
3,7 lần so với chỉ số này ở khu vực nông thôn; và có 4 người mù chữ/chưa tốt nghiệp tiểu học, thấp hơn 4,7 lần so với khu vực nông thôn.
Nếu so với mặt bằng chung của toàn quốc thì các chỉ tiêu trên đều cho thất chất lượng nguồn nhân lực ở vùng biên giới của tỉnh Lạng Sơn là thấp hơn. Đây là một khó khăn trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, cần phải được xem xét khắc phục trong thời gian tới.
c) Cơ cấu lực lượng lao động vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Tính chung cả vùng, tỷ lệ chưa qua đào tạo của lực lượng lao động là 77,68% (118.327 người); tỷ lệ đã qua đào tạo là 22,32% (39.999 người), trong đó: Đã qua đào tạo nghề là 12,50% ( công nhân kỹ thuật có bằng là 6,24%); tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp là 6,51%; tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học là 3,31%;
- Ở khu vực thành thị: Tỷ lệ chưa qua đào tạo là 42,05%; tỷ lệ đã qua đào tạo của lực lượng lao động 57,95%: Đã qua đào tạo nghề là 26,41% (trong đó công nhân kỹ thuật có bằng là 12,58%); tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp là 19,58%; tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học là 11,96% (Bảng 2.8).
Bảng 2.8. Cơ cấu lực lượng lao động vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn khu vực thành thị chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2005 (%)
Bảng 2.9. Cơ cấu lực lượng lao động vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn khu vực nông thôn chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2005
- Ở khu vực nông thôn, các chỉ số tương ứng là:
Tỷ lệ chưa qua đào tạo 85,06%; đã qua đào tạo là 14,94%; đã qua đào tạo nghề là 9,62%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp là 3,80%; tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học là 1,52% (Bảng 2.9).
Số liệu bảng 2.10 cho thấy:
Trong thời kỳ 2000 - 2005 lực lượng lao động qua đào tạo tăng từ 13,54% năm 2000 lên 22,32% ở năm 2005, bình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 tăng khoảng 1,7%; trong đó chủ yếu do tăng nhanh tỷ lệ đào tạo nghề ngắn hạn (dưới 1 năm). Tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng biên giới xấp xỉ tỷ lệ này của cả tỉnh (22,34%).
- Ở khu vực thành thị: Tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng tăng từ 49,24% ở năm 2000 lên 57,95% ở năm 2005; bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 tăng 1,64%; trong đó chủ yếu vẫn là do tăng nhanh tỷ lệ đào tạo ngắn hạn.
- Ở khu vực nông thôn, tỷ lệ qua đào tạo của lực lượng lao động tăng từ 5,42% năm 2000 lên 14,45% ở năm 2005; bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 tăng 1, 74%; trong đó cũng chủ yếu do tăng nhanh tỷ lệ đào tạo nghề ngắn hạn.
So sánh giữa hai khu vực thành thị và nông thôn, ta thấy có sự cách biệt lớn về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động. Ở khu vực thành thị, cứ 100 người tham gia hoạt động kinh tế thì 58 người có trình độ chuyên môn kỹ thuật (gấp 4 lần so với chỉ số này ở khu vực nông thôn); 44 người có trình độ từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên (gấp 4 lần so với khu vực nông thôn) (Bảng 2.10).